Có thể nói, CIC rất quan trọng đối với mỗi khách hàng và các ngân hàng. Đối với ngân hàng, CIC chính là thứ lưu giữ cơ sở dữ liệu đánh giá tin dụng của từng khách hàng. Đối với khách hàng thì CIC checking giúp khách hàng kiểm soát được tín dụng.
CIC, nợ xấu là gì?
CIC được viết tắt của từ Credit Infomation Center là tổ chức trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. CIC có các hoạt động như thu nhận, phân tích, xử lý, lưu trú, dự báo thông tin tín dụng nhằm phục vụ các công việc trong các ngân hàng.
Chẳng hạn, khi khách hàng đăng ký khoản vay mua nhà trả góp của ngân hàng BIDV thì ngân hàng BIDV đó sẽ cập nhật đầy đủ thông tin của khách hàng lên CIC để cho Ngân hàng Nhà nước quản lý. Do đó, Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng BIDV sẽ quản lý được hoạt động nợ, đánh giá được sự uy tín tín dụng của khách hàng đó.
Như thế, khi khách hàng đăng ký khoản vay mua nhà trả góp hay bất cứ dịch vụ nào đó trogn ngân hàng thì nhờ có CIC, ngân hàng cho vay sẽ kiểm tra được các thông tin, lịch sử vay của khách hàng để đảm bảo khách hàng không có nợ xấu trước khi quyết định cho khách hàng đó vay.
Tất cả các ngân hàng đều cung cấp cho CIC các thông tin chi tiết và đầy đủ nhất như tên người vay, khoản vay, quá trình thanh toán. Lúc này, CIC sẽ tổng hợp thành dữ liệu thống nhất có thể phản ánh được lịch sử tín dụng của từng doanh nghiệp/cá nhân vay. Do đó, nếu bạn muốn vay mua nhà hay bất cứ khoản vay nào thì ngân hàng sẽ kiểm tra CIC để biết bạn có nợ xấu hay không, từ đó, họ sẽ đưa ra quyết định có cho bạn vay hay không.
CIC chia các khoản vay của các khách hàng theo các trường hợp khác nhau và mỗi trường hợp sẽ có mức độ là khác nhau, cụ thể là:
- Trường hợp 1: Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn
Đây là trường hợp khách hàng có khả năng trả cả gốc lẫn lãi đúng thời gian cam kết với khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng trả nợ quá hạn từ 1 tới 10 ngày thì vẫn được xếp trong trường hợp 1.
- Trường hợp 2: Dư nợ cần chú ý
Liệt kê các khoản nợ quá hạn bắt đầu là 10 - 90 ngày kể từ ngày đến hạn.
- Trường hợp 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn
Liệt kê các khoản vay đáo hạn là 90 - 180 ngày.
- Trường hợp 4: Dư nợ có nghi ngờ
Liệt kê khoản nợ quá hạn 181 - 360 ngày.
- Trường hợp 5: Nợ xấu
Liệt kê khoản nợ quá hạn ít nhất là 360 ngày
Thông qua các trường hợp ngày, ngân hàng sẽ biết được khách hàng nào đang có hoạt động vay như thé nào. Từ đó, ngân hàng sẽ đưa ra được quyết định cuối cùng, đảm bảo hoạt động cho vay có khả năng thu hồi được vốn và lãi tốt nhất có thể.
Nợ xấu là gì? Rơi vào nợ xấu thì ngân hàng có cho vay vốn không?
Nợ xấu là các khoản vay khó đòi, khách hàng trả không đúng theo hạn đã đề ra trên 90 ngày và các trường hợp 3, 4, 5 đều là trường hợp thuộc nợ xấu.
Các hoạt động vay,trả nơi của khách hàng tại ngân hàng nào đó, ngân hàng đó sẽ khai báo trên CIC và CIC sẽ tiến hành phân loại các trường hợp nợ khác nhau và cung cấp đến cho Ngân hàng Nhà nước quản lý và giúp cho các ngân hàng biết được tình trạng nợ của các khách hàng đến vay.
Thông qua CIC thì nhân viên ngân hàng sẽ biết được người đi vay nằm ở trong trường hợp nào. Nếu người đi vay ở trong trường hợp 1 thì tỷ lệ đi vay thành công cao nhất. Nếu như ngân hàng đánh giá khách hàng thường xuyên trả chậm 5 -7 ngày thì sẽ rơi vào trong trường trường hợp 2. Do đó, ranh giới giữa trường hợp 1 và trường hợp 2 dễ chuyển sang trường hợp 3, 4 hoặc trường hợp 5. Các trường hợp nợ có thể thay đổi tùy theo ngân hàng đánh giá và mức độ vay của mỗi khách hàng.
Theo các thông tin thì khách hàng nằm ở trong trường hợp nợ 2 đều không được các ngân hàng cho vay. Để được vay thì các bạn nằm ở trường hợp 2 cần phải chứng minh được lý do trả chậm, không đúng hạn.
Còn đối với các trường hợp nợ xấu từ trường hợp 3 tới trường hợp 5 thì cả ngân hàng cũng như các công ty tài chính đều không hỗ trợ vay. Bạn nên đợi tới 2 năm sau để cho tình trạng nợ xấu của mình trên CIC được làm mới và trở lại bình thường thì bạn mới được các ngân hàng và công ty tài chính quyết định cho vay vốn.
Các lý do làm cho CIC xếp bạn vào trường hợp nợ xấu
Khi bạn được CIC xếp vào trường hợp nợ xấu thường do các lý do sau:
- Thanh toán chậm với thời gian quy định hoặc không thanh toán trong nhiều tháng.
- Thanh toán quá hạn hoặc không thanh toán khoản nợ ở trong thẻ tín dụng.
- Bị kiện do không thnah toán các khoản nợ.
- Không đủ khả năng thanh toán dẫn tới nguy cơ là tài sản thế chấp được đưa ra quá trình xử lý.
Cách hạn chế để CIC không xếp vào trường hợp nợ xấu
Đi vay có tỷ lệ thành công cao thì lịch sử các khoản vay của bạn cần sạch, không xuất hiện nợ xấu. Bạn có thể tránh bị rơi vào trường hợp nợ xấu của mình bằng cách:
- Tìm hiểu thông tin về khoản vay, thời gian trả, mức lãi suất, điều kiện chi trả.
- Hãy đảm bảo bản thân có đủ khả năng trả cho khoản vay theo thời gian quy định của ngân hàng. Tốt nhất, bạn nên chọn khoản vay có mức chi trả thấp hơn bằng 50% tổng thu nhập/tháng.
- Đợi sau 2 năm sau khi trả xong khoản nợ xấu.
- Tham khảo ý kiến của nhân viên ngân hàng khi bạn đã từng xuất hiện nợ xấu.
- Khi bạn sử dụng thẻ tín dụng thì bạn cần đảm bảo trả nợ đúng hạn cũng như không chi tiêu vượt mức 50% giới hạn của khoản nợ, điểm thể này cần được duy trì thường xuyên, tránh tình trạng gián đoạn.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc CIC là gì? Với kiến thức này, bạn sẽ hiểu hơn về hoạt động tín dụng, nợ xấu để khi đi vay vốn dễ dàng, đạt tỉ lệ thành công cao nhất có thể.
Cùng với CIC là gì, Taimienphi.vn còn giải đáp đầu tư Coin là gì, đầu tư ICO là gì? giúp các bạn đọc hiểu và nắm bắt được cách thức đầu tư Coin là gì, đầu tư ICO là gì tốt và hiệu quả nhất.