Đề bài: Chứng minh Rừng xà nu là bản anh hùng ca của người Tây Nguyên
Bài văn mẫu chứng minh Rừng xà nu là bản anh hùng ca của người Tây Nguyên
1. Tìm hiểu đề:
- Nội dung yêu cầu nghị luận: phân tích tác phẩm "Rừng Xà nu"( của Nguyễn Trung Thành) để thấy được đó là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh chống Mĩ cứu nước.
- Các thao tác nghị luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi tư liệu: tác phẩm "Rừng Xà nu"( của Nguyễn Trung Thành)
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật về: tác giả, tác phẩm, đối tượng nghị luận.( Nguyễn Trung Thành am hiểu sâu sắc về đời sống của con người và vùng đất Tây Nguyên, đặc biệt là phẩm chất anh hùng của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; sáng tác mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; " Rừng xà nu là bản anh hùng ca...cứu nước")
b.Thân bài:
* Sơ lược cốt truyện
- Ấn tượng đầu tiên đối với bạn đọc là hình tượng cây xà nu:
Mở đầu và kết thúc tác phẩm là hình tượng rừng xà nu: thể hiện sức sống mãnh liệt, bạt ngàn đồng thời là biểu tượng trọn vẹn cho nỗi đau, phẩm chất, sức mạnh của dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên, của cả dân tộc, gợi ra ý nghĩa của tác phẩm.
* Hình ảnh con người:
Dân làng Xô Man:
- Cụ Mết- già làng cách mạng: được xem là cây xà nu lâu năm vững chãi; là linh hồn, chiếc gạch nối giữa Đảng và dân làng.
+ Ngoại hình.
+ Ngôn ngữ.
+ Tính cách.
--> Tiếng nói của cụ là tiếng nói thiêng liêng của dân tộc với những kinh nghiệm xương máu.
- Chị Dít ( tiếp nối từ Mai): hiện tại là bí thư chi bộ của dân làng Xô Man.
+ Ngoại hình.
+ Tính cách ( khi còn bé, lúc lớn lên ...)
--> Có thể nói, Dít là cây xà nu mà đại bác quân thù không giết nổi: gan lì, dũng cảm, trưởng thành nhanh chóng, kế thừa và gánh vác sự nghiệp cha anh một cách vững vàng.
+ Bé Heng: như một cây xà nu con, nhanh nhẹn, hiểu biết, đầy lòng tự tin; hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
- Câu chuyện anh hùng của Tnú- nhân vật sử thi điển hình: đó là câu chuyện của một đời người nhưng được kể trong một đêm.
+ Hoàn cảnh: mồ côi cha mẹ, được dân làng Xô Man đùm bọc, nuôi dưỡng. Sau đó làm liên lạc cho anh Quyết, bị giặc bắt, vượt ngục trở về lãnh đạo dân làng. Anh đã vượt qua những bi kịch cá nhân để cầm súng.
+ Khi còn nhỏ: xuất hiện trong tính cách anh hùng, sớm tỏ ra thông minh, gan dạ, quả cảm.
+ Khi lớn lên lãnh đạo dân làng: anh đã biết vượt qua đau đớn, bi kịch cá nhân để chiến đấu ( bất lực khi nhìn cảnh vợ con bị tra tấn, chịu đựng ngọn lửa tra tấn; yêu thương, gắn bó sâu nặng với buôn làng, quê hương...)
Dẫn chứng: chi tiết nghệ thuật: bàn tay Tnú, tiếng chày giã gạo của người Strá...
c. Kết luận: Nhận xét, đánh giá chung về tác phẩm.
- Đặc sắc về nghệ thuật: cốt truyện khéo léo, cách kể chuyện sinh động, giọng điệu sử thi, ngôn ngữ sử thi, nhân vật sử thi...
- Qua cách khắc hoạ những phẩm chất anh hùng của tập thể dân làng Xô Man, truyện ngắn "Rừng xà nu" được xem là bài ca về chủ nghĩa anh hùng
------------------ HẾT -----------------
Như vậy chúng tôi đã gợi ý cho các em cách Chứng minh Rừng xà nu là bản anh hùng ca của người Tây Nguyên. Bài tiếp theo, các em chuẩn bị cho phần Phân tích hình tượng rừng xà nu và cùng với phần Phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này.