Câu hỏi về điểm yếu, điểm mạnh của bản thân sẽ là cơ hội để bạn thể hiện năng lực của mình và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên tiềm năng nhất. Do đó, việc chuẩn bị sẵn câu trả lời trước khi đến phỏng vấn là vô cùng cần thiết. Ngay cả khi câu hỏi không cụ thể về điểm mạnh, điểm yếu thì việc viết ra những thế mạnh và thiếu sót của bản thân cũng sẽ giúp bạn định hướng phát triển bản thân trong tương lai.
Cách trả lời điểm yếu, điểm mạnh của bản thân khi phỏng vấn
Bạn có thể biết được câu hỏi về điểm yếu, điểm mạnh của bản thân chỉ với một câu hỏi hoặc hai câu khác nhau. Nếu nhà tuyển dụng chỉ đặt ra một câu hỏi duy nhất, thì hãy nhớ nói về những điểm yếu trước, để sau đó bạn có thể kết thúc câu trả với những ấn tượng tốt nhất.
Điểm yếu của bạn có thể liên quan đến kỹ năng, thói quen, hay một nét tính cách của bản thân. Bạn có thể chọn nêu một vài điểm tùy theo yêu cầu công việc. Hãy nêu điểm yếu của mình trước, sau đó lấy ví dụ về một hoàn cảnh cụ thể nào đó, khi mà khuyết điểm này làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ có được cái nhìn sâu sắc về mức độ tự nhận thức và mong muốn thay đổi bản thân của bạn.
Chúng ta ai cũng có điểm yếu nhưng không phải ai cũng có đủ dũng cảm để thừa nhận nó. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn, bạn không nên nêu một chi tiết là điểm yếu của bạn nhưng lại là yêu cầu bắt buộc trong công việc.
Bạn có thể liệt kê một số điểm yếu như:
- Chưa tổ chức tốt công việc
- Khá nhạy cảm và hay tự buộc tội bản thân
- Tính cầu toàn (Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một điểm yếu. Đối với một số công việc nhất định, đây thậm chí còn là thế mạnh)
- Thiếu tự tin, ngại xuất hiện trước đám đông
- Tính cạnh tranh cao (Cũng giống như tính cầu toàn, tính cạnh tranh cao đôi khi cũng được coi là một thế mạnh)
- Một số kĩ năng còn hạn chế
- Thiếu kĩ năng phân công công việc
- Hay ôm đồm nhiều việc
- Không quá chi tiết trong công việc
- Không sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi làm việc
- Đôi khi hay mất tập trung
Từ những điểm yếu được nêu trên, bạn có thể hình thành một số câu trả lời như dưới đây, hoặc dựa vào hoàn cảnh thực tế để đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất:
1. Tôi thường khá nghiêm khắc với bản thân và luôn cho rằng mình vẫn có thể làm tốt hơn thế. Trước đây tôi thậm chí còn tự dằn vặt mình vì điều này. Tuy nhiên gần đây, tôi đã kiểm soát tốt hơn và biết tự hài lòng với những gì mình đã làm được.
2. Tôi thường hay xấu hổ và hiếm khi muốn xuất hiện trước đám đông, kể cả khi còn ở trường cấp 3 hay học đại học. Tuy nhiên, sau khi nhóm của tôi đã 2 lần không hoàn thành nhiệm vụ, tôi biết mình cần phải thay đổi để không làm ảnh hưởng tới những thành viên khác. Tôi đã đăng kí học một khóa học thuyết trình và bây giờ, tình hình đã có vẻ khá hơn.
3. Tôi luôn tin rằng tự mình vẫn có thể làm được mọi thứ, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy; tôi thậm chí còn phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Từ khi nhận ra vấn đề, tôi đã cố gắng suy nghĩ thật kĩ trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, rằng tôi nên tự làm hay cùng thực hiện với đồng nghiệp của mình.
4. Tôi là người thường hay trì hoãn công việc mặc dù tôi biết nó sẽ ảnh hưởng đến công việc của mình như thế nào. Tôi cũng đã từng phải trải qua một khoảng thời gian vô cùng áp lực vì tính xấu này của mình. Dần dần, tôi nhận ra mình nên chia công việc của mình ra thành nhiều mục nhỏ hơn và đặt deadline cho từng mục. Chỉ có như vậy thì tôi mới khắc phục được điểm yếu này.
Cũng giống như điểm yếu, bạn có thể kể về những điểm mạnh của mình dựa trên kĩ năng, thói quen, và cả tính cách. Theo các chuyên gia từ phần mềm tìm việc làm vn.joboko.com https://vn.joboko.com bạn cũng có thể dựa vào bản mô tả công việc để nêu lên những điểm mạnh của mình. Sau khi nêu điểm mạnh, bạn cũng nên đưa ra ví dụ một hoàn cảnh nào đó mà ưu điểm của bạn đã phát huy tác dụng.
Nếu như bạn còn chưa biết điểm mạnh của mình là gì, thì bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây:
- Có định hướng hành động rõ ràng
- Luôn có kế hoạch làm việc chi tiết
- Tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm
- Luôn tận tâm trong công việc
- Sáng tạo
- Quyết đoán
- Tuân thủ nguyên tắc, tập trung cao trong công việc
- Biết cách chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp
- Nhiệt tình, đam mê công việc, và biết cách tự tạo động lực cho bản thân
- Linh hoạt, đa nhiệm
- Trung thực
- Kiên nhẫn
- Tôn trọng mọi người xung quanh
Khi nói về những điểm mạnh của mình, bạn cần đưa ra câu trả lời cụ thể và đảm bảo rằng nó phù hợp với yêu cầu công việc và của nhà tuyển dụng. Đồng thời, thể hiện thái độ nghiêm túc và chuyên nghiệp. Ví dụ như:
1. Nhờ tính tỉ mỉ và kiên nhẫn mà tôi luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, dù là những chi tiết nhỏ nhất. Trước khi bắt đầu một dự án nào đó, tôi cũng luôn dành nhiều thời gian để tìm hiểu các khía cạnh liên quan cũng như cách làm việc hiệu quả nhất. Nhờ đó mà không những năng suất công việc tăng, tôi còn tránh được những sai lầm không đáng có.
2. Nhờ tính tuân thủ nguyên tắc và tập trung cao trong công việc, tôi luôn hoàn thành mọi công việc trong thời gian cho phép. Trong suốt 7 năm đảm nhiệm vai trò quản lý dự án, tôi chỉ trễ deadline một lần duy nhất. Cũng nhờ các kĩ năng tổ chức công việc mà tôi có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ mà không bị áp lực quá nhiều.
3. Tôi luôn đề cao sự hợp tác và tinh thần làm việc nhóm. Ở công ty cũ, khi được giao vai trò quản lý, tôi đã cố gắng hết sức để tạo không gian làm việc sáng tạo, thoải mái cho cả nhóm, nhờ vậy mà năng suất lao động đã tăng hơn 20% trong gần 3 năm qua.
Mặc dù bị coi là một trong những câu hỏi đáng sợ, nhưng nếu được chuẩn bị chu đáo, bạn thậm chí có thể biến câu hỏi về điểm yếu, điểm mạnh của bản thân thành cơ hội vàng để thể hiện bản thân. Hãy biến điểm yếu của bản thân thành những thách thức mà bạn đã vượt qua và để điểm mạnh chứng minh rằng bạn là ứng viên lý tưởng nhất.
Môi trường làm việc cũng là điều mà các nhà tuyển dụng muốn biết bạn cần những gì ở họ và xem bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Taimienphi.vn sẽ giúp bạn tìm hiều cách trả lời " bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào ?" để có được kỹ năng phỏng vấn làm hài lòng nhà tuyển dụng.