Như đã nói ở trên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lỗi máy tính không vào được WiFi hay không bắt được WiFi. Chính vì thế mà bạn cần phải biết cách xác định, cũng như loại trừ các nguyên nhân gây ra lỗi này để tiết kiệm thời gian sửa chữa thông qua từng các mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Cách sửa máy tính không vào được WiFi
1. Khởi động lại máy tính
Khởi động lại máy tính là cách đơn giản để xử lý mọi vấn đề, không chỉ là lỗi WiFi, mà rất nhiều lỗi vặt khác nữa. Lý do có thể là máy tính hoạt động lâu nên dẫn đến lỗi, hoặc trong quá trình sử dụng Windows vô tình bị xung đột phần mềm, bị lỗi một file gì đó...
2. Kích hoạt lại chế độ bât/tắt WiFi trên Laptop
Đây được xem là một trong những tác nhân phổ biến khiến máy tính của bạn không vào được WiFi. Nguyên nhân chủ yếu có thể do bạn sơ xuất hoặc ai đó sử dụng laptop của bạn và vô tình tắt thiết bị dò tìm WiFi trên laptop dẫn đến máy tính không thể kết nối mạng internet.
Để khắc phục, bạn chỉ cần sử dụng tổ hợp phím tắt để bật thiết bị dò tìm WiFi trở lại. Thông thường, bạn sẽ dùng tổ hợp phím tắt là Fn + Fx (trong đó x có thể là dãy số từ 1 đến 9 tùy theo hãng Laptop mà bạn đang sử dụng). Tuy nhiên mỗi loại máy tính sẽ có vị trí phím tắt khác nhau, có loại thì sử dụng phím cứng nên bạn chú ý nhé.
Laptop Dell: Fn + F2 hoặc PrtScr
Laptop Asus: Fn + F2
Laptop Lenovo: Fn + F5 hoặc Fn + F7
Laptop Acer: Fn + F5 hoặc Fn + F2
Laptop HP: Fn + F12
Laptop Toshiba: Fn + F12
Với dòng máy Sony Vaio hoặc một số máy khác thì sẽ có một nút riêng biệt để bật tắt thiết bị dò tìm WiFi của laptop.
Tham khảo thêm cách bật, tắt,mở wifi trên laptop Windows.
3. Khởi động lại Modem, Router WiFi
Cũng tương tự như trên máy tính, Modem hay Router WiFi vì một lý do nào đó mà xảy ra sự xung đột khiến máy tính không thể kết nối WiFi hoặc do thiết bị đã hoạt động trong một thời gian dài dẫn tới bị treo... Rất dơn giản, bạn chỉ cần tắt và mở lại Modem, Router WiFi hoặc rút nguồn điện rồi cắm trở lại, khi đó thiết bị sẽ tự động "fix" các xung đột và máy tính bạn có thể kết nối WiFi trở lại bình thường.
4. Kết nối lại mạng WiFi
Đôi khi vì một lý do nào đó mà Modem, Router WiFi của bạn bị lỗi và gây ra tình trang không dò thấy mạng WiFi, không thể truy cập được hoặc truy cập được nhưng không vào mạng được. Bạn có thể thử cách xoá WiFi và kết nối lại với WiFi đó. Mời bạn đọc tham khảo hướng dẫn xoá WiFi trên win 10 đã kết nối trên máy tính mà chúng tôi đã chia sẻ trước đó.
5. Renew lại địa chỉ IP
Khi bạn truy cập vào một cái router nào đó, máy tính của bạn sẽ được router cấp cho một địa chỉ IP và địa chỉ này có thể thay đổi tùy lúc không phải lúc nào cũng cố định một số do đó mà người ta gọi nó là IP động. Tuy nhiên trong một số trường hợp router lại cấp cùng một dải IP cho hai thiết bị khác nhau dẫn tới tình trạng xung đột và một trong hai hoặc cả máy tính đều không thể vào mạng được.
Giải pháp cho bạn lúc này là "renew" lại địa chỉ chỉ IP máy tính của mình bằng nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run và gõ cmd rồi nhấn Enter hoặc OK
Hộp thoại Comman Pormpt hiện ra, các bạn nhập các dòng lệnh sau và nhấn Enter sau mỗi dòng lệnh.
net stop dhcpnet start dhcpipconfig /releaseipconfig /renew
Sau khi hoàn tất và nhận được kết quả như hình dưới đây, các bạn hãy thử kết nối lại internet.
6. Cài lại driver WiFi
Tình trạng người dùng tự cài lại Windows và không biết cài driver là điều không phải hiếm gặp, hay thậm chí là cài sai driver cho thiết bị đó. Để kiểm tra lại máy tính đã được cài, cập nhật driver hay chưa, bạn có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Từ giao diện sử dụng các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập lệnh hdwwiz.cpl rồi nhấn Enter hoặc OK.
Bước 2: Giao diện Device Manager mở ra, các bạn nhấp đúp vào Network adapters kiểm tra xem có biểu tượng dấu chấm thang màu vàng hay không. Nếu có biểu tượng màu vàng thì khả năng Driver WiFi chưa được cài đặt hoặc thiết bị nhận Driver sai.
Để khắc phục bạn cần truy cập vào trang web hỗ trợ của hãng, tìm danh sách driver cho dòng máy mà bạn đang sử dụng và tải gói Driver WiFi về máy cài đặt. Nghe có vẻ dễ nhưng nếu như bạn thực hiện thấy khó có thể sử dụng công cụ DriverEasy để cập nhật driver máy tính nhanh chóng nhé. Chi tiết bạn đọc có thể tham khảo hướng dẫn cập nhật Driver bằng DriverEasy trước đó chúng tôi đã chia sẻ.
7. Máy tính bị nhiễm virus
Máy tính bị nhiễm virus dẫn đến tình trạng không vào được WiFi cũng là nguyên nhân khá phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu là do bạn sử dụng các phần mềm không rõ nguồn gốc hoặc không có phần mềm diệt virus bảo vệ. Giải pháp cho bạn lúc này đó là cài lại Windows và sử dụng các phần mềm diệt virusmiễn phí cũng như bản quyền để cài đặt cho máy tính một phần mềm phù hợp.
8. Card WiFi bị hỏng
Trường hợp chipset WiFi bị hỏng cũng không phải ngoại lệ, tuy nhiên tỷ lệ bộ phận này hỏng khá hiếm. Khi đó bạn không thể làm gì hơn ngoài việc cầm máy tới các trung tâm bảo hành, sửa chữa uy tín để được kiểm tra và thay thế.
9. Modem, Router WiFi bị hỏng
Bạn cũng cần phải cân nhắc tới việc thiết bị Modem hay Router WiFi bị hỏng. Trong trường hợp này việc dễ nhất bạn có thể làm là gọi nhân viên kĩ thuật của nhà mạng xuống kiểm tra cho bạn. Cách này khá tiện lợi và cực kì tốt cho những ai không rành về máy tính cũng như mạng.
Tổng đài hỗ trợ sự cố mạng Internet:
Viettel: 1800.8098
VNPT: 028.800126
FPT: 1900.6600
Như vậy, trên đây là một số nguyên nhân và cách sửa máy tính không vào được WiFi mà bạn đọc có thể áp dụng cũng như chia sẻ với bạn bè đang gặp phải các tình huống này. Ngoài các các tình huống trên đây, bạn đọc cũng cần chú ý tới ngôn ngữ nhập nhất là khi mật khẩu WiFi dễ bị gõ thành tiếng Việt.