Cách sửa lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được

Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không thể đọc được, có thể là do đầu đọc thẻ, cổng USB hoặc máy tính bị lỗi, bị hỏng, ... . Tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu một số cách sửa lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được.

Cách sửa lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được

Cách 1: Kiểm tra đầu đọc thẻ

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được có thể là do đầu đọc thẻ bị hỏng, bị lỗi.

Điều này đặc biệt đúng nếu thẻ nhớ SD chỉ bị lỗi trên một thiết bị cụ thể. Thử cắm đầu đọc thẻ trên máy tính khác, hoặc cách khác là thử cắm đầu đọc thẻ mới và xem lỗi thẻ nhớ SD còn hay không. Nếu lỗi vẫn còn, tham khảo tiếp một số cách sửa lỗi trong phần nội dung tiếp theo dưới đây.

Cách 2: Sử dụng cổng USB khác

Một số máy tính, laptop được trang bị nhiều cổng USB. Thử cắm thẻ nhớ SD lần lượt vào các cổng và kiểm tra xem lỗi không đọc được thẻ nhớ còn hay không.

Nếu đầu đọc thẻ (hoặc cáp USB) hoạt động trên cổng USB khác, thủ phạm gây ra lỗi, sự cố thẻ nhớ SD không phải ai khác chính là cổng USB.

Cách 3: Khởi động lại máy tính của bạn

Nếu những cách trên đều không ăn thua, thử áp dụng giải pháp truyền thống là khởi động lại máy tính để sửa lỗi thẻ nhớ SD không đọc được. Trong nhiều trường hợp, giải pháp khởi động lại máy tính cũng có thể giúp khắc phục được nhiều lỗi, vấn đề mà người dùng gặp phải.

Tiến hành ngắt kết nối đầu đọc thẻ nhớ, sau đó khởi động lại máy tính, cắm lại đầu đọc thẻ và kiểm tra xem lỗi còn hay không.

Cách 4: Cập nhật driver

Hầu hết các đầu đọc thẻ USB sẽ tự động cài đặt driver trong lần đầu tiên người dùng kết nối các thiết bị này với máy tính.

Tuy nhiên các nhà sản xuất thường cập nhật driver riêng của họ để sửa các lỗi hoặc cải thiện sản phẩm của mình. Các bản cập nhật driver này có sẵn để tải xuống, tuy nhiên người dùng hiếm khi để ý đến.

Truy cập trang chủ nhà sản xuất đầu đọc thẻ của bạn và kiểm tra xem có bản cập nhật driver thiết bị nào hay không, nếu có tải xuống và cài đặt driver, kiểm tra xem lỗi thẻ nhớ SD không đọc được còn hay không.

Cách 5: Kiểm tra thẻ nhớ, ổ USB có hiển thị trong My Computer (This PC) không

Trong trường hợp nếu máy tính không nhận thẻ nhớ SD hoặc ổ USB, tên thiết bị sẽ không được hiển thị trong My Computer (This PC), rất có thể máy tính đang bị thiếu bộ nhớ. Thử đóng tất cả các chương trình lại và để máy tính chạy không trong khoảng vài phút.

Hoặc cách khác là sử dụng Task Manager (trên Windows) hoặc Activity Monitor (trên Mac) để buộc dừng các ứng dụng chiếm nhiều bộ nhớ thiết bị.

Nếu vẫn không hiển thị tên, ký tự khi cắm ổ USB hoặc đầu đọc thẻ nhớ trên máy tính, bạn sẽ phải tự gán tên, ký tự ổ đĩa bằng cách sử dụng Disk Management.

Cách 6: Tắt Write Protection

Trong trường hợp nếu máy tính nhận thẻ nhớ SD nhưng không cho phép sửa đổi các file, trong trường hợp nguyên nhân có thể là do tính năng bảo vệ đọc - ghi (Read - Write protection) đã được kích hoạt. Trên thẻ nhớ có nút bật tắt vật lý nằm bên cạnh, có thể bạn vô tình bật phải nút này trong quá trình sửa lỗi.

Trường hợp này, giải pháp là vô hiệu hóa tính năng bảo vệ đọc - ghi đi và kiểm tra xem lỗi thẻ nhớ SD không đọc được còn hay không.

Cách 7: Format thẻ nhớ SD để sửa lỗi

Các cài đặt format (định dạng) có thể ảnh hưởng đến các thiết bị có thể đọc thẻ nhớ SD. Chẳng hạn nếu bạn định dạng thẻ nhớ SD để thiết bị hoạt động trên máy tính chứ không phải trên điện thoại thông minh.

Để làm thẻ nhớ có thể đọc được trên thiết bị yêu thích của mình, giải pháp là định dạng lại thẻ nhớ. Lưu ý, fomat (định dạng) thẻ nhớ SD hoặc micro SD sẽ xóa tất cả các nội dung trong thẻ nhớ đồng thời khôi phục lại thẻ nhớ về trạng thái ban đầu. Vì vậy cần đảm bảo bạn đã sao lưu các file, dữ liệu quan trọng của mình trên thẻ nhớ để tránh tình trạng mất dữ liệu.

->Mã hóa thẻ nhớ SD hoặc USB trên Windows 10

Như vậy bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn một số cách sửa lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết đã có trên Taimienphi.vn để tìm hiểu cách hiện file ẩn trong USB, thẻ nhớ do virus, mở USB không thấy file nhé.

Nếu đang phải đối mặt với sự cố, lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được. Bạn đọc cùng tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu một số cách sửa lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được nhé.
Etherscan là gì?
ICON nghĩa là gì ?
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng SD Formatter
Mã hóa thẻ nhớ SD hoặc USB trên Windows 10
Cách khôi phục ảnh đã xóa trên thẻ nhớ SD Card
Cách đánh vần tiếng Việt theo chương trình mới, bảng âm vần mới

ĐỌC NHIỀU