Cách cúng rước ông bà 30 tết

Bữa cơm Tất niên ngày 30 Tết bên cạnh ý nghĩa tiễn năm cũ, đón năm mới và dịp con cháu sum vầy, bữa cơm này còn thể hiện lòng thành kính, mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết. Với việc cúng rước ông bà 30 Tết này, bạn cần chuẩn bị mâm cỗ cúng và bài cúng rước tổ tiên cũng như bài cúng Tất niên đầy đủ, chu đáo.

Tục rước ông bà về ăn Tết

1. Cách cúng rước ông bà ngày 30 Tết

Trước khi làm mâm cúng rước ông bà, mọi gia đình cần dọn dẹp ban thờ và lau dọn nhà cửa sạch sẽ. Đối với người làm lễ cúng nên tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo kín đáo, chỉnh tề đề thể hiện lòng tôn nghiêm và thành kính đến với các bậc bề trên.

Tiếp theo đó, cả gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng rước ông bà. Tùy vào từng vùng miền và điều kiện tài chính, thời gian của gia đình mà mâm cơm cúng sẽ khác nhau. Tuy nhiên đối với mâm cúng rước Ông Bà, tổ tiên cần đảm bảo có vàng mã, hương hoa, mâm ngũ quả, đèn nến và có lễ mặn.

Sau lễ rước tổ tiên, gia chủ cần chú ý để hương cháy liên tục, nếu bạn hay quên hoặc không có thời gian thì có thể dùng hương vòng, hương sào bởi đây là loại hương có thời gian cháy rất lâu.

2. Bài cúng ông bà tổ tiên 30 Tết, 29 Tết

Lễ cúng rước ông bà, tổ tiên 30 Tết là việc rất quan trọng, các bạn cần chú ý để không phạm phải những kiêng kị và những sai lầm đáng có.

Nghi lễ cúng rước ông bà 30 Tết là một phong tục, nét văn hóa của người dân Việt Nam nhằm thể hiện chữ Hiếu, lòng biết ơn đối với cội nguồn. Phong tục cúng rước tổ tiên này thường được diễn ra vào ngày cuối cùng của năm âm lịch (tức là vào ngày 30 Tết nếu tháng đủ hoặc ngày 29 Tết nếu tháng thiếu).
Cúng tết Đoan Ngọ vào thời gian nào? Sáng, Trưa hay Tối?
Bài văn khấn giao thừa 2024 Giáp Thìn trong nhà, ngoài trời
Bài cúng ông Công ông Táo năm 2024, 23 tháng chạp chuẩn
Bài văn khấn cúng khi giỗ ông bà cha mẹ
Giới thiệu các bài văn cúng cô hồn rằm tháng bảy, cầu tự, khai trương cửa hàng, lễ thượng thọ
Cách bày chuẩn bị cỗ cúng giao thừa đầy đủ, chuẩn

ĐỌC NHIỀU