Bảng tính tan của các chất hóa học

Học sinh học lớp 8 bắt đầu được làm quen với môn Hóa với các kiến thức cơ bản nhất như hóa trị, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tử khối và cả bảng tính tan của các chất hóa học. Khi các học sinh nắm vững được các kiến thức này mới học tốt được môn Hóa. Nếu bạn chưa nhớ được bảng tính tan thì cùng tham khảo bài viết sau đây.

Cách học bảng tính tan của một số chất trong nước hiệu quả

I. Bảng tính tan của các chất hóa học

* Bảng 1

* Bảng 2

II. Những điều cần biết về bảng tính tan

Theo như trong sách hóa học lớp 9, độ tan được hiểu là số gam chất đó hoàn tan trong 100 gam dung môi (thường là nước) để tạo ra dung dịch bão hòa trong nhiệt độ nhất định.

Nhiệt độ, dung môi ... được xem là các yếu tố ảnh hưởng tới độ tan của các chất. Ví dụ như bạn cho đường vào nước trong nhiệt độ cao hoặc bị tác động như khuấy sẽ tan nhanh hơn.

Bảng tính tan này là công cụ giúp bạn biết được độ tan, độ bay hơi, kết tủa, từ đó bạn làm bài tập dễ dàng hơn.

III. Mẹo học thuộc nhanh bảng tính tan

Khi làm bài kiểm tra, bài thi hay thực hành ở phòng thí nghiệm, các bạn sẽ được mang bảng tín tan để tra cứu. Nhưng việc nhớ bảng tính tan này sẽ giúp bạn làm bài chủ động, nghiên cứu dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn.

Việc học thuộc kiến thức này được xem là khá khó, cần dành nhiều thời gian. Do đó, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách học thuộc bảng tính tan qua bài thơ hoặc rút gọn bảng tính tan hiệu quả sẽ giúp bạn hiểu, học thuộc và nhớ lâu hơn.

Tính tan của các muối và hydroxit

1. Rút gọn bảng tính tan

* Tính tan của muối

* Tính tan trong nước của axit

Chỉ có H2SiO3 là không tan, còn lại các axit đều có tính tan, bay hơi dễ dàng.

* Tính tan hóa học của bazơ

Các chất đều không tan trừ:

- Bazơ của kim loại kiềm như Li, K, Na đều hòa tan

- Bazơ của kim loại kiềm thổ như Ba, Ca đều ít tan

- Các hợp chất NH4OH tan

2. Tính tan của muối

Loại muối luôn hòa tan

Là muối Axetat (CH3COO)

Và muối Nitrat (NO3)

Bất kể kim loại nào

Những muối luôn hòa tan

Là Clorua, Sunfat (Cl; SO4)

Trừ bạc, chì clorua (AgCl; PbCl)

Bari, chì sunfat (BaCl2; PbCl2)

Những muối không hòa tan

Cacbonat; Photphat

Sunfua và Sunfit

Trừ Kiềm, Amoni......

Với bài thơ này, bạn thấy được tính tan của muối clorua và bảng tính tan của muối photphat là luôn hòa tan.

3. Bài thơ tính tan của các chất hóa học

Bazơ, những chú không tan: Đồng, nhôm, crôm, kẽm, mangan, sắt, chì.

Ít tan là của Canxi

Magiê cũng chẳng điện ly dễ dàng

Muối kim loại I đều tan

Cũng như Nitrat và "nàng" hữu cơ

Muốn nhớ thì phải làm thơ!

Ta làm thì nghiệm bây giờ thử coi,

Kim Loại I, ta biết rồi,

Những kim loại khác ta "moi" ra tìm

Photphat vào nước "đứng im" ( Trừ kim loại I)

Sunphat một số "im lìm trơ trơ":

Bari, chì với S - r

Ít tan gồm bạc, "chàng khờ" Canxi,

Còn muối Clo - rua thì Bạc đành kết tủa, anh chì cố tan (Giống muối Br, I)

Muối khác thì nhớ dễ dàng:

Gốc S O 3 chẳng tan chút nào! ( Trừ kim loại I)

Thế còn gốc S thì sao? (Giống muối cacbonat)

Nhôm không tồn tại chú nào cũng tan

Trừ đồng, thiếc, bạc mangan,

Thủy ngân, kẽm, sắt không tan cùng chì

Đến đây thì đã đủ thi,

Thôi thì chúc bạn trường gì cũng vô!

Các mẹo học trên đây đều là phương pháp bổ trợ trong việc học của bạn. Còn bạn vẫn cần dành nhiều thời gian, kiên trì học, làm bài tập nhiều để nhớ lâu hơn.

Với bảng tính tan của các chất hóa học mà Taimienphi.vn cập nhật ở trên đây, các em sẽ củng cố được kiến thức nền tảng cơ bản, làm bài tập hóa và học hóa dễ hơn, từ đó hứng thú hơn với môn học này.

Taimienphi.vn xin cập nhật bảng tính tan của các chất hóa học đầy đủ cũng như mẹo học thuộc bảng này trong bài viết sau đây giúp các bạn học dễ dàng các kiến thức cơ bản trong môn Hóa để học và làm hóa dễ dàng hơn, hứng thú khi học.
Soạn bài Cuốn sổ tay trang 118 - 119 SGK Tiếng Việt 3
Tìm hiểu cú pháp và Selector trong CSS
Nhập công thức hóa học trong bảng tính Excel
Soạn bài Tập làm văn: Ghi chép sổ tay trang 130 SGK Tiếng Việt 3 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 3
Học trực tuyến môn Hóa lớp 11 ngày 14/4/2020, Luyện tập Ankin
Cách lập sổ Nhật ký chung trong Excel kế toán

ĐỌC NHIỀU