AML là gì?

Để tìm hiểu AML hay Anti Money Laundering là gì? Bạn đọc tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn nhé.

Mục Lục bài viết:

1. AML - Anti Money Laundering là gì?.
2. Nhân viên tuân thủ chính sách AML.
3. Chương trình AML.
4. AML hoạt động như thế nào?.
5. AML (Anti-Money Laundering) giúp giảm tội phạm tổng thể .
6. Các nhóm thực thi AML .

1. AML - Anti Money Laundering là gì?

AML hay Anti Money Laundering (chống rửa tiền) đề cập đến tập hợp các thủ tục, luật pháp và quy định được thiết kế để ngăn chặn các hành vi kiếm thu nhập thông qua các hành vi bất hợp pháp.

Mặc dù luật chống rửa tiền hạn chế số lượng giao dịch và hành vi tội phạm, tuy nhiên hệ lụy của chúng rất sâu rộng. Chẳng hạn các quy định AML yêu cầu các tổ chức phát hành thẻ tín dụng hoặc cho phép khách hàng mở tài khoản để hoàn thành các thủ tục thẩm định, đảm bảo họ không hỗ trợ các hoạt động rửa tiền. Các tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện các thủ thục này chứ không phải tội phạm hay chính phủ.

2. Nhân viên tuân thủ chính sách AML

Nhân viên tuân thủ chính sách AML chịu trách nhiệm triển khai ở cấp độ tổ chức, tức là triển khai và kiểm soát các chính sách AML ở các hệ thống nội bộ, giúp phát hiện, giám sát và báo cáo các hoạt động rửa tiền cho chính quyền. Công việc của họ là đảm bảo tổ chức không gặp các rủi ro hình sự và không tạo điều kiện cho tội phạm tài chính.

Tất nhiên trách nhiệm của nhân viên tuân thủ chính sách AML thay đổi theo các quốc gia. Cụ thể các chính sách và chiến lược AML sẽ được nhân đôi ở các khu vực pháp lý và các nhiệm vụ thực tế mà nhân viên tuân thủ chính sách AML bao gồm:

- Hỗ trợ xây dựng, triển khai và duy trì chương trình chống rửa tiền trong tổ chức của họ.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định AML hiện hành và các luật khác có liên quan.
- Phát triển và duy trì khung đánh giá rủi ro cho các sản phẩm và dịch vụ, khách hàng và các vấn đề khác liên quan đến rửa tiền.
- Giữ và duy trì hồ sơ của khách hàng rủi ro cao, và báo cáo các hoạt động đáng ngờ cho chính quyền.
- Sắp xếp và thực hiện kiểm tra và kiểm toán các tổ chức của bên thứ 3 và đưa ra các khuyến nghị tuân thủ dựa trên những phát hiện của họ.
- Tóm tắt và báo cáo cho quản lý cấp cao về các vấn đề liên quan đến các chính sách và quy trình tuân thủ AML nội bộ.
- Giám sát và thực hiện chương trình đào tạo AML cho các nhân viên khác.

3. Chương trình AML

Trong thực tế, chương trình tuân thủ AML để đảm bảo một tổ chức có thể phát hiện các hoạt động đáng ngờ liên quan đến rửa tiền, bao gồm trốn thuế, lừa đảo, tài trợ khủng bố và báo cáo cho các cơ quan phù hợp.

Một chương trình AML không chỉ tập trung vào hiệu quả của các hệ thống và kiểm soát nội bộ được phát triển để phát hiện hoạt động rửa tiền, mà còn kiểm soát các rủi ro do các hoạt động của khách hàng hàng của tổ chức.

Chương trình AML được xây dựng trên nền tảng vững chắc về sự hiểu biết và giám sát theo quy định bởi những nhân viên có kinh nghiệm và đủ hiểu biết để tạo ra một môi trường tuân thủ ở mọi cấp trong tổ chức của họ.

4. AML hoạt động như thế nào?

Luật và các quy định AML (chống rửa tiền) nhắm vào các hoạt động bao gồm thao túng thị trường, buôn bán hàng hóa bất hợp pháp, tham nhũng công quỹ và trốn thuế, và các hoạt động nhằm che giấu các hành động này.

Tội phạm phải làm sạch các khoản tiền bất hợp pháp mà họ thu được thông qua các hành động như buôn bán ma túy. Để làm được điều này, người rửa tiền điều hành thông qua một loạt các bước để làm khoản tiền đó xuất hiện giống như kiếm được một cách hợp pháp. Nếu hồ sơ bao gồm các nội dung nói về cách mà tội phạm kiếm tiền như thế nào, các tổ chức sẽ không dấy lên nghi ngờ.

Một trong những cách phổ biến nhất để rửa tiền là điều hành nó thông qua một doanh nghiệp dựa trên tiền mặt hợp pháp thuộc sở hữu của tổ chức tội phạm. Ngoài ra những người rửa tiền cũng có thể lẻn rút tiền ra nước ngoài để gửi tiền với số tiền nhỏ hơn hoặc mua các công cụ tiền mặt khác. Những người rửa tiền là thường muốn đầu tư, và các nhà môi giới đôi khi sẽ phá vỡ các quy tắc để kiếm tiền hoa hồng lớn hơn.

Tùy thuộc vào các tổ chức tài chính phát hành thẻ tín dụng cho phép khách hàng mở tài khoản để điều tra khách hàng và đảm bảo họ không tham gia vào các kế hoạch rửa tiền.

Các tổ chức sẽ phải xác minh khoản tiền lớn có nguồn gốc từ đâu, giám sát các hoạt động đáng ngờ và báo cáo các giao dịch tiền mặt vượt quá 10.000 USD. Bên cạnh việc tuân thủ luật AML, các tổ chức tài chính phải đảm bảo khách hàng của họ nắm được các luật này và hướng dẫn mọi người mà không cần các lệnh của chính phủ.

Các quy tắc và quy định AML của Financial Action Task Force đã được công nhận toàn cầu trong suốt năm 1989. Mục tiêu của các nhóm thực thi AML như FATF (Financial Action Task Force) là duy trì và phát huy các lợi thế kinh tế và đạo đức của thị trường tài chính ổn định và đáng tin cậy về mặt pháp lý.

Vì tiền là nguồn tài nguyên hạn chế, được tích lũy bất hợp pháp và không có quy định ngăn chặn vốn chảy vào các ngành công nghiệp kinh tế xã hội. Sự mất cân đối trong dòng tiền sẽ dẫn đến việc phải in thêm tiền, gây tổn hại đến giá trị tiền tệ của một quốc gia. Nếu không được kiểm soát, lạm phát này có thể làm tê liệt và xói mòn nền kinh tế.

5. AML (Anti-Money Laundering) giúp giảm tội phạm tổng thể

Trung tâm điều tra rửa tiền sẽ phân tích hồ sơ tài chính nếu phát hiện có sự không nhất quán hoặc hoạt động đáng ngờ. Trong môi trường pháp lý ngày nay, các hồ sơ được lưu trữ trên mỗi giao dịch tài chính quan trọng. Vì vậy nếu cần tìm kiếm danh tính của tội phạm, một số phương pháp khác sẽ hiệu quả hơn so với việc xác định hồ sơ của các giao dịch tài chính mà người đó tham gia.

Kẻ khủng bố, tội phạm và những kẻ buôn lậu ma túy phụ thuộc nhiều vào hoạt động rửa tiền để duy trì dòng tiền cho các hoạt động phi pháp. Bằng cách đóng cửa dòng tiền, tội phạm sẽ không có cơ hội để rửa tiền. Vì vậy chống rửa tiền là giải pháp hiệu quả cao để giảm tội phạm tổng thể.

Trong các trường hợp tham ô, tham nhũng, cơ quan thi hành án có thể tìm lại nguồn gốc của nguồn tiền. Mặc dù điều này không vô hiệu hóa tội phạm ban đầu, nhưng có thể trả lại các khoản tiền nghi ngờ cho các tổ chức, cá nhân thích hợp.

6. Các nhóm thực thi AML

Được thành lập vào năm 1989 bởi các nhà lãnh đạo của các quốc gia và tổ chức trên thế giới, Financial Action Task Force (FATF) là cơ quan chính phủ đặt ra các quy định để ngăn chặn rửa tiền và thúc đẩy việc thực hiện các quy định này.

Rửa tiền là cách mà những kẻ khủng bố sử dụng cho các hoạt động của chúng, rửa tiền và khủng bố thường đi đôi với nhau. Vì vậy FATF được thành lập để thiết lập và thực hiện các quy định chống lại tài trợ khủng bố và các mối đe dọa khác đối với hệ thống tài chính quốc tế.

FATF đã phát triển một loạt các khuyến nghị được thông qua vào tháng 2/2012 để cung cấp cho 35 quốc gia thành viên và 2 tổ chức khu vực để thực hiện trong cuộc chiến chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ cho việc phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp này. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo ở các quốc gia thành viên thực hiện các biên pháp ở cấp quốc gia.

Ngoài ra còn có International Monetary Fund (IMF hay Quỹ tiền tệ quốc tế) cũng tham gia chống rửa tiền. Với 189 quốc gia thành viên, IMF mở rộng các nỗ lực chống rửa tiền từ năm 2000.

Các sự kiện vào hôm 11/9/2001 thôi thúc IMF tăng cường hoạt động trong lĩnh vực này và thúc đẩy việc mở rộng các mục tiêu để bao gồm chống lại tài trợ cho khủng bố. Ngay sau đó, IMF bắt đầu đánh giá mức độ tuân thủ của các quốc gia thành viên với tiêu chuẩn quốc tế để chống lại tài trợ khủng bố.

IMF đặc biệt chú ý đến tác động của hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố đối với nền kinh tế của các quốc gia thành viên và chỉ ra rằng những kẻ rửa tiền và tài trợ cho khủng bố nhắm vào các quốc gia có cấu trúc thể chế và pháp lý yếu, tận dụng những điểm yếu này để tạo lợi thế cho họ để chuyển tiền.

Cách thức mà IMF giúp các thành viên của mình ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố bao gồm đóng vai trò là diễn đàn quốc tế để trao đổi thông tin và giúp các quốc gia phát triển các giải pháp chung và chính sách cho những vấn đề này.

Ngoài ra, IMF cũng đánh giá sự tuân thủ của mỗi quốc gia đối với các biện pháp chống rửa tiền và xác định các quốc gia cần cải thiện gì. IMF tập trung vào việc đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của ngành tài chính của mỗi thành viên trong việc tuân thủ các khuyến nghị của FATF, hỗ trợ các thành viên về mặt kỹ thuật để củng cố các tổ chức tài chính và pháp lý của họ, đồng thời đưa ra lời khuyên cho các thành viên trong quá trình xây dựng chính sách, hướng tới việc tuân thủ các biện pháp của FATF.

Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa giới thiệu cho bạn về AML là gì? Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết khác đã có trên Taimienphi.vn, chẳng hạn bài viết về thuật ngữ RegTech - đề cập đến tập hợp các công ty và giải pháp giải quyết các thách thức pháp lý thông qua công nghệ đổi mới, RegTech giúp các tổ chức dịch vụ tài chính tự động hóa các nhiệm vụ tuân thủ và giảm rủi ro hoạt động liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu quy định và nghĩa vụ báo cáo.

Trong các bài viết trước Taimienphi.vn đã giới thiệu cho bạn về KYC và RegTech là gì? Bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ giới thiệu tiếp cho bạn về AML là gì? Cách thức AML hoạt động ra sao?
ICON nghĩa là gì ?
Cách sửa lỗi thẻ nhớ SD bị hỏng, không đọc được
Cách đánh vần tiếng Việt theo chương trình mới, bảng âm vần mới
Tú Tài - Nền tảng học trực tuyến ứng dụng AI và Machine Learning
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Cánh Diều PDF tập 1, tập 2
Câu hỏi chủ đề 20-11

ĐỌC NHIỀU