Viết đoạn văn về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) nói lên suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí.

TOP bài Suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo Nguyễn Du qua Đọc Tiểu Thanh kí hay nhất

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.
  3. Bài mẫu số 3.

 

I. Dàn ý Viết đoạn văn về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí:

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu về đoạn trích "Đọc Tiểu Thanh kí" và khái quát giá trị nhân đạo trong văn bản.

2. Thân đoạn:
- Tấm lòng xót thương cho số phận "hồng nhan bạc mệnh" của Tiểu Thanh:
+ Tiểu Thanh là một cô gái "tài sắc vẹn toàn" nhưng lại có số phận hẩm hiu.
+ Phải đi làm vợ lẽ từ năm 16 tuổi, bị vợ cả ghen ghét và cuối cùng ra đi trong bệnh tật khi chỉ mới 18.
- Niềm suy tư và đồng cảm của tác giả:
+ Từ nỗi thương người, tác giả cũng thể hiện sự xót thương cho chính cuộc đời mình.
+ Đặt ra vấn đề về khát vọng được sống, được hạnh phúc.
+ Thể hiện sự cảm thông với những con người nhỏ bé, tài hoa nhưng có số phận hẩm hiu.

3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại tấm lòng nhân đạo của tác giả.

 

II. Đoạn văn mẫu về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí:

 

1. Viết đoạn văn về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí - mẫu số 1:

Với "Đọc Tiểu Thanh kí", Nguyễn Du đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc và quý giá. Đó là tấm lòng xót thương cho những con người nhỏ bé, tài hoa nhưng lại có số phận hẩm hiu, bi kịch. Nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn phải chịu đi làm vợ lẽ, chết trong cô đơn, bệnh tật khi tuổi còn rất trẻ. Nàng chính là đại diện cho những người phụ nữ thời phong kiến. Từ sự đồng cảm, thương xót ấy, Nguyễn Du nghĩ đến chính mình. Trong cuộc đời nhiều thăng trầm, biến chuyển, liệu rằng sẽ còn có ai nhớ đến Tố Như? Câu hỏi bỏ ngỏ đã đem đến những suy tư, chiêm nghiệm về sự chảy trôi của cuộc đời. Cho đến tận ngày hôm nay, vấn đề quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc vẫn luôn được nhắc lại. Qua đó, độc giả lại càng thấy rõ hơn giá trị nhân văn sâu sắc cùng tư tưởng vượt thời đại của nhà thơ.

---------------

Em hãy ghé qua Taimienphi.vn để khám phá thêm nhiều bài văn mẫu lớp 11 liên quan như: Viết đoạn văn giới thiệu một câu đối Tết mà em đã sưu tầm; Phân tích một đoạn trích tự chọn trong Truyện Kiều; Viết đoạn văn giới thiệu ý nghĩa nội dung và đặc sắc nghệ thuật của Thề nguyền....

Cảm hứng nhân đạo trong Độc Tiểu Thanh kí

 

2. Viết đoạn văn về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí - mẫu số 2:

"Đọc Tiểu Thanh kí" là một trong những tác phẩm xuất sắc thể hiện được tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du. Từ câu chuyện của nàng Tiểu Thanh, tác giả đã đem đến cái nhìn chân thực nhất về số phận hẩm hiu, bi kịch mà người phụ nữ phải chịu đựng. Họ cũng muốn được sống, được hạnh phúc. Thế nhưng vận mệnh đưa đẩy. Xã hội phong kiến đã tước đi những quyền cơ bản của con người. Nàng Tiểu Thanh tài hoa, xinh đẹp phải chết trong cô độc, đau buồn và bệnh tật. Các tác phẩm của nàng sau đó cũng bị đem đốt, chỉ còn sót lại vài bài. Sự thương xót, đồng cảm với Tiểu Thanh dần biến thành nỗi suy tư, đau đớn tác giả dành cho số phận mình. Đó là những "nỗi hờn kim cổ", là những vấn đề lớn của con người mà đến tận ngày hôm nay vẫn còn được đặt ra. Nguyễn Du thương người, thương mình, trăn trở về thế thái nhân tình. Qua đây, tinh thần nhân văn, nhân đạo được thể hiện vô cùng rõ ràng. Đồng thời, cho người đọc thấy rõ hơn tài năng và những tư tưởng vượt thời đại của tác giả.

 

3. Viết đoạn văn về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí - mẫu số 3:

Nguyễn Du là một trong số những nhà tư tưởng có tầm ảnh hưởng nhất đối với nền văn học Việt Nam. Qua "Đọc Tiểu Thanh kí", độc giả có thể thấy rất rõ tấm lòng nhân đạo đáng quý mà ông thể hiện. Hình ảnh nàng Tiểu Thanh được xây dựng là một người con gái "tài sắc vẹn toàn". Nàng xinh đẹp, thông minh, am hiểu nhiều bộ môn nghệ thuật. Thế nhưng số phận người con gái ấy lại hẩm hiu vô cùng. Không chỉ phải đi làm lẽ từ năm 16 tuổi, nàng còn bị vợ cả ghen ghét. Để rồi, cuộc sống của nàng kết thúc khi mới chỉ 18. Sự xót thương của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh hay cũng chính là dành cho tất cả những con người tài hoa nhưng bạc mệnh. Cảm xúc xót xa ấy trải dài xuyên suốt tác phẩm. Để rồi, Nguyễn Du cũng tự thương cho chính mình. Không biết rằng thời gian qua đi, liệu sẽ còn có ai trong thiên hạ này "khấp Tố Như?". Câu hỏi tu từ ở cuối như một lời ngỏ, một chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời, thế sự. Và đây cũng chính là tinh thần nhân đạo mà tác giả muốn gửi gắm. Qua đó, đặt ra vấn đề về khát vọng được sống, khát vọng hạnh phúc của con người - vấn đề mà cho đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Dễ thấy, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đã mang đến những tư tưởng vượt thời đại, để lại nhiều giá trị nhân văn sâu sắc cho nền văn học nước nhà. 

Nguyễn Du là người rất có tầm ảnh hưởng đối với nền văn học Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu thêm về những tư tưởng đáng quý của ông qua Viết đoạn văn về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí, Ngữ văn 11, Cánh Diều, học kì I trên Taimienphi.vn nhé!
Soạn bài Trong lòng mẹ ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, Cánh Diều
Viết bài văn biểu cảm về sự việc 10 năm cõng bạn đi học
Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này (khoảng 8 - 10 dòng)
Viết bài luận về bản thân Ngữ văn 10 Cánh Diều
Link tải Sách giáo khoa lớp 11 Cánh Diều
Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ

ĐỌC NHIỀU