Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt

Mục Lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3
5. Bài mẫu số 4

Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt

I. Dàn ý Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt

1. Mở đoạn

Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

2. Thân đoạn

- Lí giải khái niệm: học tủ, học vẹt:
+ Học tủ là học tập trung vào một hoặc một số bài cụ thể với tư tưởng "cầu may".
+ Học vẹt là học máy móc, không hiểu bản chất vấn đề

- Thực trạng học tủ, học vẹt:
+ Tồn tại ở bộ phận lớn học sinh
+ Thường diễn ra trước mỗi kì thi, những bài kiểm tra quan trọng

- Nguyên nhân:
+ Lười biếng, ngại học của học sinh
+ Do phương pháp dạy học chưa hấp dẫn --> học sinh chán học
+ Do khối lượng kiến thức lớn

- Hậu quả:
+ Thiếu hụt kiến thức
+ Ảnh hưởng đến nhân cách

- Đề xuất giải pháp

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề: Khẳng định tầm quan trọng của việc học
 

II. Bài văn mẫu Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt


1. Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt, mẫu 1 (Chuẩn):

Học là quá trình tích lũy kiến thức lâu dài đòi hỏi người học có sự cố gắng, chủ động trong việc lĩnh hội. Tuy nhiên có một thực trạng đáng buồn hiện nay là hiện tượng học tủ, học vẹt ở một bộ phận không nhỏ học sinh. Trước những bài kiểm tra quan trọng, để đạt được điểm cao mà không phải bỏ nhiều công sức ôn tập, nhiều bạn học sinh đã lựa chọn "phương pháp" học tủ. Học tủ, học vẹt hiểu đơn giản là việc học tập trung vào một hay một số bài cụ thể, học thuộc một cách máy móc mà không hiểu bản chất của vấn đề. Tuy nhiên, các bạn học sinh lại chưa thấy hết được hậu quả khôn lường của cách học sai lầm này, học tủ, học vẹt có thể tiết kiệm được phần nào thời gian học tập thế nhưng lại gây thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức bài học. Việc học tủ dễ khiến học sinh bỏ qua những đơn vị kiến thức quan trọng của chương trình học dẫn đến sự lúng túng khi gặp phải những bài tập liên quan. Học vẹt lại là cách học sáo rỗng, các bạn có thể học thuộc từng chữ trong bài học nhưng lại không hiểu bản chất vấn đề, khi gặp những câu hỏi vận dụng, liên hệ thì lại không thể áp dụng để giải quyết. Học tủ, học vẹt còn làm cho học sinh trở nên lười biếng, thụ động trong việc học, chưa kể việc học tủ, học vẹt còn làm nảy sinh tâm lí lo lắng, căng thẳng khi làm bài. Nếu may mắn "trúng tủ" thì không sao nhưng nỡ "lệch tủ" không chỉ gây ra tâm lí lo lắng, sợ hãi mà còn gây ảnh hưởng đến kết quả của bài thi. Để làm chủ việc học, nâng cao hiệu quả học tập, mỗi học sinh chúng ta cần chủ động trong việc học. Cần kết hợp việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp với việc lắng nghe bài giảng trên lớp và làm bài tập khi về nhà. Nếu gặp phải những bài tập khó, những vấn đề chưa hiểu, chúng ta có thể nhờ thầy cô giúp đỡ hoặc tổ chức làm việc nhóm. Trong học tập cần loại bỏ thói quen học tủ, học vẹt, thay vào đó chúng ta duy trì thói quen học tập chủ động, tích cực cùng sự nỗ lực, chăm chỉ, làm được như vậy chắn sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng.


2. Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt, mẫu 2 (Chuẩn)

Có thể thấy học tủ, học vẹt là cách học đối phó của học sinh cũng là một trong những biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục. Thực trạng đáng buồn này đã và đang tồn tại trong học đường, một bộ phận không nhỏ các bạn học sinh lơ là việc học, chỉ khi sắp đến giờ kiểm tra mới lo lắng học bài. Việc học trong thời gian ngắn mà khối lượng kiến thức lớn dễ làm nảy sinh tâm lí học đối phó, chỉ học qua loa mà không hề hiểu được nội dung kiến thức của bài học. Học tủ, học vẹt có thể mang đến những tích cao cho học sinh nhờ "trúng tủ" nhưng đó lại là kết quả "hữu danh vô thực". Học tập một cách qua loa khiến những kiến thức tích lũy được cũng nhanh chóng quên đi gây thiếu hụt kiến thức, ảnh hưởng đến việc tiếp thu những kiến thức nâng cao trong bài học tiếp theo. Học tủ, học vẹt còn gây ảnh hưởng đến nhân cách của người học, học sinh tìm cách đối phó để qua môn, để đạt điểm cao trong học tập là biểu hiện của việc gian lận trong học tập, thiếu trung thực trong thi cử. Việc học tủ, học vẹt, học đối phó của học sinh cũng được phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trước hết ở bản thân người học, do sự lười biếng, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học. Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân khách quan như khối lượng kiến thức lớn, tiết học chưa sinh động, hấp dẫn khiến học sinh cảm thấy nhàm chán; Giáo viên chưa tìm ra những phương pháp giúp học sinh học tập hiệu quả. Để khắc phục lối học sai lầm này, mỗi học sinh cần cố gắng học tập, tích cực xây dựng bài trên lớp và chăm chỉ làm bài tập về nhà. Thầy cô giáo cũng có những phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức bài học, hứng thú với những đơn vị kiến thức mới. Việc học rất quan trọng nên cần loại bỏ cách học tủ, học vẹt để hướng đến sự tiến bộ.


3. Đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm: Chúng ta không nên học vẹt và học tủ

Ngày nay, thật đáng buồn khi học sinh đang có xu hướng học vẹt, học tủ. Vậy nên hiểu như thế nào là học vẹt, học tủ? Học vẹt chính là học thuộc lại những kiến thức đã có dù mình không hiểu gì còn học tủ là học theo vận may, chỉ học một kiến thức nhất định. Chính việc học tủ, học vẹt đã để lại nhiều hậu quả cho quá trình học tập của học sinh. Với cách học này, học sinh sẽ bị hổng kiến thức, không nắm vững được kiến thức của bài học, thiếu kiến thức nền tảng và phụ thuộc vào sự may mắn. Sở dĩ có điều đó bởi nhiều người không ý thức được vai trò của việc học, đó là cả một quá trình tích lũy lâu dài, học để mở mang kiến thức cho bản thân. Như vậy, có thể thấy, học vẹt, học tủ là một cách học mang tính phiến diện, bởi vậy, để có thể mở mang kiến thức mỗi người cần có cho mình phương pháp học phù hợp, đúng đắn để mang lại hiệu quả cao.

>> Tham khảo thêm đoạn văn mẫu nghị luận về quan điểm Chúng ta không nên học vẹt và học tủ tại đây.
 

4. Nghị luận về học vẹt, học tủ, học chay, học đối phó của học sinh hiện nay

Trong xã hội tri thức được đề cao và không ngừng thay đổi như ngày nay, trí tuệ con người được coi là phương thức hữu hiệu nhất để đánh giá vị trí và năng lực cá nhân. Hiểu được điều đó, các bậc phụ huynh dù trong bất kì điều kiện nào vẫn luôn cố gắng cho con em được học hành đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh lại không hiểu được điều này, không tìm được phương pháp học tập hiệu quả mà dùng cách học vẹt, học tủ, học đối phó để qua mắt gia đình.

Học vẹt là lối học thuộc sáo rỗng, đọc thuộc làu làu từng từ trong sách giáo khoa, trong vở nhưng thực chất không hề hiểu mình đang đọc gì, không hiểu được căn cốt của bài giảng. Học tủ, học chạy là tình trạng chọn một vài bài để học trong khoảng thời gian ngắn trước kì thi với hi vọng đề thi sẽ ra trúng bài đó. Học đối phó là thái độ học hời hợt, học để cha mẹ không nhắc nhở, mắng mỏ chứ bản thân không hề muốn học.

Trên thực tế, hai cách học này rất dễ bắt gặp trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, nhất là đối với những môn xã hội như Văn, Sử. Học sinh thường có xu hướng không tiếp thu được bài giảng trong cả quá trình dài mà chỉ đợi đến kì thi, học theo cảm tính, học theo giới hạn đề cương ôn tập. Không ít những đoạn video phỏng vấn các em học sinh rải rác từ độ tuổi tiểu học đến cuối trung học cơ sở về những câu hỏi lịch sử,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Nghị luận về học vẹt, học tủ, học chay, học đối phó của học sinh hiện nay tại đây.

---------------HẾT----------------

Để thấy được tầm quan trọng của việc học, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu đặc sắc khác như: Nghị luận câu Học, học nữa, học mãi của Lê-nin, Nghị luận xã hội: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, Nghị luận xã hội Học để làm gì?, Nghị luận về Nỗ lực học tập là trách nhiệm của thanh niên.

Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt sẽ giúp các em thấy được thực trạng, nguyên nhân và hậu của của việc học đối phó ở học sinh hiện nay.
Dàn ý nghị luận về học vẹt, học tủ, học chay, học đối phó của học sinh hiện nay
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 10 CTST, KNTT
Nghị luận về hiện tượng vứt rác bừa bãi, bài văn mẫu hay nhất
Văn mẫu Tả con Vẹt lớp 4
Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, Ngữ văn lớp 9
Nghị luận xã hội về hiện tượng thần tượng

ĐỌC NHIỀU