Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm

Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm

Tập làm văn lớp 7, Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân


I. Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm

1. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
2. Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...)
3. Kết đoạn: Khái quát được cảm xúc về bài thơ.


II. Đoạn văn tham khảo: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm

1. Đoạn văn mẫu số 1

Đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" của Nguyễn Khoa Điềm, em lại càng thêm yêu mến những người lính - bộ đội cụ Hồ - những người đã bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc. Hình ảnh anh lính với tuổi xuân xanh "chưa một lần yêu" nhưng quyết tâm "đi vào rừng xanh" trong những năm tháng khói lửa đã làm chúng ta thêm cảm phục bởi lí tưởng sống cao đẹp. Trong khó khăn gian khổ của cuộc chiến, bị căn bệnh sốt rét hành hạ, người lính trẻ vẫn luôn nở nụ cười trên môi. Anh hi sinh nơi núi rừng Trường Sơn nhưng mãi được đồng đội, nhân dân thương nhớ. Những hình ảnh hào hùng mà cũng giản dị của anh "Ba lô con cóc/Tấm áo màu xanh" còn in mãi trong tâm trí nhân gian. Với hình ảnh thơ gần gũi cùng cách gieo vần chân, nhà thơ đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lính cụ Hồ. Bằng các biện pháp so sánh "mắt như suối biếc", điệp từ "anh không về nữa" đã góp phần bày tỏ tình cảm, tấm lòng biết ơn của đồng đội, của nhân dân. Bài thơ là khúc đồng dao về tuổi trẻ nhiệt huyết, về sự bất tử của những người lính - những người đã góp phần tạo nên Việt Nam hòa bình.

Viết đoạn văn (khoảng 5 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

2. Đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm đạt điểm cao - mẫu số 2

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm với bài thơ "Đồng dao mùa xuân" đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em về hình ảnh người lính anh hùng. Bài thơ như một khúc hát ca về cuộc đời anh bộ đội cụ Hồ. Anh lính trẻ rời xa cuộc sống hồn nhiên, vô tư "mê thả diều" để nghe theo tiếng gọi của trái tim, của Tổ quốc thân yêu. Đời người lính gian khổ, thiếu thốn với quân tư trang ít ỏi "Ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh", bệnh tật giữa rừng "làn da sốt rét" nhưng anh vẫn giữ vững sự lạc quan, niềm tin vào tương lai. Ta càng thêm khâm phục ý chí, quyết tâm chiến đấu của anh để rồi biết ơn trước hi sinh anh dũng vì độc lập dân tộc. Những câu thơ bốn chữ ngắn gọn cùng cách ngắt nhịp 2/2 giúp nhà thơ dễ dàng bày tỏ được tấm lòng biết ơn, ghi nhớ của đồng đội và nhân dân. Đó là niềm cảm phục, tự hào, biết ơn tới những người lính đã hi sinh tuổi xuân và cuộc đời vì độc lập dân tộc. Khúc đồng giao trong bài thơ không chỉ là mùa xuân tuần hoàn của tự nhiên mà còn là mùa xuân của những người lính. Hình ảnh những người anh hùng, kiên trung, bất khuất sẽ mãi in đậm trong tâm trí người dân Việt Nam.

3. Đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm hay chọn lọc số 3

Mỗi khi đọc bài thơ "Đồng dao mùa xuân" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, em lại thêm cảm phục và biết ơn những người lính cụ Hồ đã chiến đấu dũng cảm cho độc lập dân tộc. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, vẫn đang rong ruổi chạy theo những cánh diều và chưa một lần biết đến tình yêu nhưng nghe theo tiếng gọi Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận. Người lính làm em càng thêm kính mến với sự dũng cảm, kiên cường chiến đấu "Mỗi lần bom nổ... Anh thành ngọn lửa". Trong trận chiến ác liệt, anh đã hi sinh anh dũng, nằm lại nơi núi rừng Trường Sơn, nhưng tên tuổi, chiến công của anh sẽ mãi sáng ngời với non sông đất nước. Và khi mùa xuân nhân gian, mùa xuân của đất nước đến với bao nhớ thương, đồng đội và nhân dân vẫn luôn in sâu hình bóng anh trong tâm trí. Những hình ảnh thơ gần gũi, ngôn ngữ mộc mạc cùng biện pháp so sánh "mắt như suối biếc", điệp từ "anh ngồi" đã góp phần truyền tải những tình cảm, cảm xúc của bài thơ tới bạn đọc. Bài thơ chính là lời hát ca tự hào về những người lính đã hi sinh tuổi xuân và xương máu đất nước trọn vẹn, là khúc tưởng nhớ, biết ơn của toàn thể dân tộc tới những con người anh hùng.

---------------------------------------HẾT-----------------------------------

Với "Đồng dao mùa xuân" cảu Nguyễn Khoa Điềm, em hãy tập trung khai thác những hình ảnh thơ, cách sử dụng từ ngữ cũng như cách gieo vần, ngắt nhịp. Từ đó, tìm ra những ẩn ý, thông điệp ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm nhé. Ngoài bài thơ này, em có thể tham khảo bài văn mẫu lớp 7 khác như:
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Thanh Thảo
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai)

Hãy ghi lại và thử chia sẻ với bạn bè, thầy cô những cảm xúc của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm nhé. Để bài viết của mình hay và đặc sắc hơn, mời em tham khảo dàn ý và đoạn văn mẫu Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn dưới đây nhé!
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Con chim chiền chiện
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Thanh Thảo
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây

ĐỌC NHIỀU