1. Mở bài: Giới thiệu sự việc và bộc lộ cảm xúc của bản thân về ngày khai giảng.
2. Thân bài:
* Nêu cảm xúc, ấn tượng của bản thân:
- Khi trên đường tới trường:
+ Nhìn thấy hàng cây, nghe tiếng chim hót líu lo cảm thấy hào hứng, rạo rực.
- Khi chuẩn bị bước vào trường:
+ Nhìn các bạn nô đùa, nói chuyện, lòng tràn ngập niềm vui.
- Khi tham dự buổi lễ khai giảng: vui sướng, mong chờ.
- Khi buổi lễ kết thúc: cảm thấy nuối tiếc.
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em trong ngày khai giảng.
Một mùa hè nữa qua đi, thế là chúng em lại bắt đầu một năm học mới với nhiều điều hứa hẹn trong tương lai. Mong ước ấy được gửi gắm vào những chùm bóng bay được thả lên bầu trời trong ngày lễ khai giảng. Buổi lễ ấy thật đặc biệt và nhiều cảm xúc đối với em!
Mặc dù đã được nghe cô phổ biến, dặn dò thế nhưng khi đến trường, em vẫn rất bất ngờ trước khung cảnh trên sân trường. Những hàng ghế màu xanh trải dài, ngay hàng thẳng lối được chia theo lớp học. Sân trường đã được các bác lao công quét dọn sạch sẽ nên trường, lớp vô cùng gọn gàng, khang trang. Ở hai bên hành lang, những đóa hoa hồng bung nở rực rỡ dưới nắng ban mai. Những lẵng hoa chúc mừng cũng được xếp ngay ngắn bên cạnh tấm bảng "Chào mừng năm học mới". Nhìn bức tranh tươi đẹp trước mắt, em đã nghĩ rằng: "Đây mới đúng là không khí của ngày "toàn dân đưa trẻ đến trường".... (Còn tiếp)
=> Xem bài văn đầy đủ tại Bài văn trình bày cảm xúc về ngày khai giảng
1. Mở bài:
- Giới thiệu về lễ đón giao thừa.
- Nêu cảm xúc chung của bản thân.
2. Thân bài:
- Nêu cảm xúc lúc trước khi đón giao thừa:
+ Tươi vui, rộn rã khi chuẩn bị, dọn dẹp nhà cửa đón giao thừa.
+ Quây quần bên gia đình ăn cơm.
+ Cùng bố mẹ, người thân chuẩn bị cơm cúng.
- Nêu cảm xúc khi đón giao thừa:
+ Bồi hồi, rạo rực khi nghe tiếng pháo.
+ Lòng tràn ngập hi vọng, niềm tin vào một năm mới an lành.
3. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của bản thân.
Dường như, mỗi dịp Tết đến xuân về luôn mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc đặc biệt. Và trong suốt thời điểm ấy, có lẽ không khí đêm giao thừa ở quê chính là khoảnh khắc làm em thấy háo hức và rạo rực nhất.
Ở quê em, lễ đón giao thừa diễn ra thật sôi động và vui nhộn. Bà con trong xóm rủ nhau gói bánh chưng, tổ chức buổi liên hoan nhỏ để nhìn lại một năm đã đi qua với thật nhiều cảm xúc. Còn các ông bà lại ngồi hàn huyên, tâm sự với nhau về ngày Tết, về đêm giao thừa của thời xưa. Trái ngược với ông bà, bọn trẻ chúng em vẫn đang nô đùa, tung tăng cùng nhau. Đặc biệt, tất cả không quên đếm từng phút từng giờ để được nhìn thấy pháo hoa. Trong khi đó, bố mẹ lại đang tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên vào ngày cuối cùng của năm. Tuy vậy, ai nấy cũng đều rạng rỡ và hân hoan chào mừng một năm mới sắp đến.... (Còn tiếp)
=> Xem bài văn đầy đủ tại Bài văn trình bày cảm xúc về lễ đón giao thừa quê em
1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu về lỗi lầm của bản thân.
2. Thân bài:
- Kể lại ngắn gọn kỉ niệm gắn liền với lỗi lầm đó.
- Cảm xúc của em sau khi mắc lỗi.
- Những bài học mà em rút ra được thông qua lỗi lầm.
3. Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về lỗi lầm của bản thân.
Mỗi khi nhớ về lỗi lầm mà bản thân gây ra, em cảm thấy có lỗi với em trai của mình vô cùng. Và nhờ lỗi lầm đó, em đã biết suy nghĩ, hành động chín chắn và trưởng thành hơn.
Do bố mẹ thường đi làm đến tối muộn mới về nên em được giao nhiệm vụ đón em trai vào mỗi buổi chiều. Thế nhưng, ngày hôm ấy, chỉ vì mải chơi mà em quên mất việc đón em ấy. Đến lúc nhớ ra, em vội vàng tới trường thì chỉ thấy mỗi mình em trai đứng đó chờ đợi mình. Khi ấy, em trai đã khóc nức nở và trách em vô tâm vì không nhớ đến đón mình. Thế nhưng, vốn là một người bảo thủ, cố chấp, không chịu nhận sai về mình, em đã lớn tiếng quát lại em trai. Thậm chí còn giận ngược lại em trai vì đã có thái độ không đúng với mình.... (Còn tiếp)
=> Xem bài văn đầy đủ tại Bài văn trình bày cảm xúc về một lỗi lầm của bản thân
1. Mở bài: Giới thiệu và bộc lộ cảm xúc chung về một kỉ niệm đáng nhớ với người thân yêu.
2. Thân bài:
- Kể lại diễn biến của kỉ niệm ấy.
- Nêu cảm xúc của bản thân về kỉ niệm.
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm, cảm xúc về đối tượng.
Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất chính là cu Bin. Có biết bao kỉ niệm tươi đẹp giữa em và Bin được em lưu giữ trong kí ức. Tuy nhiên, kỉ niệm khiến em nhớ nhất với em bé là năm em vào lớp 1. Kỉ niệm ấy khiến em càng thêm yêu thương và gắn bó với Bin nhiều hơn!
Năm đó, em và bé được bố mẹ cho về quê chơi với ông bà. Bin khi ấy còn nhỏ lắm. Đôi má phúng phính, chân tay bụ bẫm nhìn rất yêu! Em cứ lẫm chẫm bước đi trên nền đất, thỉnh thoảng lắc lư người nhìn hệt như một chú lật đật con!...(Còn tiếp)
=> Xem bài văn đầy đủ tại Bài văn trình bày cảm xúc về một kỉ niệm đáng nhớ với người thân yêu
1. Mở bài: Giới thiệu và bộc lộ cảm xúc chung về một thành tích đáng nhớ.
2. Thân bài:
- Nêu cảm xúc của bản thân:
+ Trong quá trình để đạt được thành tích: cảm thấy hào hứng, có lúc tưởng chừng như tuyệt vọng nhưng nhận được sự động viên của mọi người thì lại tiếp tục cố gắng.
+ Khi đạt được thành tích: hạnh phúc, sung sướng vì nỗ lực đã được đền đáp xứng đáng.
3. Kết bài: Khẳng định tình cảm, cảm xúc về đối tượng.
Bằng niềm đam mê và tinh thần nhiệt huyết, tập thể lớp 7A10 chúng em đã xuất sắc giành giải nhất kì thi "Nhảy dân vũ". Có thể nói, đây là thành tích vô cùng đáng nhớ và để lại nhiều ấn tượng đối với em!
Để chào đón năm học mới, nhà trường đã phát động "Cuộc thi nhảy dân vũ". Khi nghe phổ biến nội dung của cuộc thi, em vô cùng mong chờ, háo hức. Em và các bạn đã nhanh chóng bàn bạc, lên ý tưởng về tiết mục văn nghệ mà lớp mình sẽ dự thi. Em hăng hái xây dựng ý kiến, bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình. Cuối cùng, chúng em đi đến quyết định sẽ nhảy Flashmob trên nền nhạc "Tiến lên Việt Nam ơi!" của ca sĩ Sơn Tùng M-TP.....(Còn tiếp)
=> Xem bài văn đầy đủ tại Bài văn trình bày cảm xúc về lần bản thân đạt được một thành tích đáng nhớ
Trên đây là dàn ý và bài văn mẫu viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Hy vọng các em đã có thể làm bài văn của mình hoàn chỉnh, viết bài hay, trau chuốt hơn. Ngoài ra, các em tham khảo thêm nhiều văn mẫu lớp 7 như bài văn biểu cảm về mùa xuân, bài văn biểu cảm về cây tre Việt Nam để củng cố kỹ năng làm văn, yêu thích môn văn này hơn.