Đề bài: Vì sao hai chị em Liên thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về? Ý nghĩa của chi tiết đó?
Bài làm:
Trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ", Thạch Lam đã miêu tả hình ảnh hai chị em Liên thức đợi đoàn tàu về. "An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống còn dặn với chị: Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé". Liên đợi tàu mà "ngồi yên không động đậy". Có thể nói, hai đứa trẻ đợi đoàn tàu về vì một số lí do sau:
+ Cuộc sống của hai đứa trẻ nơi phố huyện nghèo nàn, tù túng, ngày ngày nhịp sống tù túng ấy cứ lặp đi lặp lại. Đó là hình ảnh của mẹ con chị Tí với ngọn đèn dầu, với gánh phở bác Siêu, với tiếng đàn bầu bật trong yên lặng của vợ chồng bác Xẩm,...Tâm hồn ngây thơ của những đứa trẻ khao khát một thứ gì đó mới lạ, tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ. Bởi thế, hai đứa trẻ tìm đến ánh sáng của đoàn tàu như để bồi đắp chất thơ cho tâm hồn của hai chị em.
+ Việc nhìn thấy chuyến tàu như là thói quen, là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của hai chị em mỗi ngày. Bởi thế, dù có buồn ngủ thế nào, hai chị em cũng không từ bỏ thói quen ấy.
Ý nghĩa của sự chờ đợi đoàn tàu:
+ Đoàn tàu đã đem lại sự sôi động cho cuộc sống nghèo nàn, đơn điệu của phố huyện, là nguồn sáng rực rỡ khác hẳn với cuộc sống tối tăm nơi đây.
+ Đoàn tàu mang ước mơ, khao khát của hai đứa trẻ về một cuộc sống đẹp đẽ hơn, vui tươi hơn.
+ Đoàn tàu thể hiện thái độ thấu hiểu, trân trọng của nhà văn đối với con người: dù trong hoàn cảnh tù túng, nhân vật của Thạch Lam vẫn không thôi khao khát về cuộc sống tươi sáng và có ý nghĩa hơn.