Vàng mã cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì?

Theo phong tục tập quán có từ lâu đời của người dân Việt Nam thì vào ngày Rằm tháng Giêng, mọi gia đình lại chuẩn bị lễ cúng để cúng tổ tiên, thần linh giúp thể hiện lòng thành và biết ơn. Trong việc chuẩn bị mâm cơm cúng thì chuẩn bị vàng mã cúng Rằm tháng Giêng cũng rất quan trọng, bạn cần chú ý.

Cúng Rằm tháng Giêng cần những gì?

Nội dung bài viết:
1. Tìm hiểu Rằm tháng Giêng.
2. Chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.


1. Tìm hiểu ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng được bắt nguồn từ Trung Hoa, được dịch theo tiếng Hán thì đêm là tiêu. Trăng vào tối ngày Rằm tháng Giêng rất tròn và là ngày đầu của năm mới nên có tên gọi khác là Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Xuân Đăng.

Theo quan niệm, cúng Rằm tháng Giêng là một trong lễ cúng rất quan trọng nên cứ vào ngày này thì mọi gia đình Việt chuẩn bị lễ vật, văn khấn, vàng mã cúng Rằm tháng Giêng chu đáo và tươm tất.

Tuy tùy thuộc vào điều kiện tài chính, phong tục các vùng miền mà cách chuẩn bị lễ vật dâng lên cúng ngày Rằm tháng Giêng là khác nhau nhưng trong lễ vật vẫn cần có một số thứ bắt buộc có.

 

2. Chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng

Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường gồm có lễ cúng Phật là mâm lễ chay và lễ cúng Gia tiên là lễ cúng mặn.

* Mâm lễ cúng Phật

Lễ cúng Phật thường đặt ở trong bát vừa hoặc nhỏ gồm có:
- Bánh trôi
- Hoa quả
- Xôi trè
- Các món xào

* Mâm lễ cúng Gia tiên

Còn đối với mâm cúng Gia tiên thì có phần phức tạp hơn trong cách bày biện và các món ăn như:
- 4 bát gồm có bát canh miến, canh bóng, canh mọc hay là canh ninh măng.
- 6 đĩa gồm có đĩa bánh chưng, đĩa thịt gà, đĩa gia vị, đĩa giò dưa hành (xôi có thể thay thế cho đĩa bánh chưng, thịt lợn có thể thay thế cho đĩa gà)

* Vàng mã cúng Rằm tháng Giêng

Đối với lễ cúng thì không thể thiếu được vàng mã, loại tiền âm phủ, sớ cúng Rằm tháng Giêng, đồ dùng và quần áo bằng giấy cho người thân đã mất.... Tùy vào mỗi gia đình mà số lượng vàng mã và tiền âm phủ khác nhau.

Lưu ý: Cùng Rằm tháng Giêng xong có đốt vàng mã hay không? Câu trả lời là . Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý điều sau trước và sau khi đốt vàng mã:
- Sau khi hết tuần hương, bạn mới hạ vàng hương và mang đi đốt.
- Để tránh không phạm phải điều cấm kỵ, cũng như đảm bảo đốt vàng mã an toàn thì bạn nên đốt trong lư hóa vàng, nơi khô ráo, sạch sẽ.
- Nếu nhà bạn mới có người mất thì bạn có thể đốt vàng mã chung, không cần phải đốt riêng. 

Khi cúng ngày Rằm tháng Giêng, bạn cần làm lễ đúng vào 12h trưa (giờ chính Ngọ) sau khi thắp hương thì bạn đọc văn khấn Rằm tháng Giêng để cầu khấn gia tiên, thần linh phù hộ.

Xem thêm: Bài cúng Rằm tháng Giêng năm 2022

 

Ngày Rằm tháng Giêng là một ngày lễ cúng lớn trong năm nên khi mọi gia đình đều quan tâm và chuẩn bị vàng mã cúng Rằm tháng Giêng và văn khấn để có cách cúng Rằm tháng Giêng đúng chuẩn, phù hợp nhất.
Xem thêm: Cách cúng rằm tháng Giêng chuẩn và đầy đủ nhất
Chuẩn bị vàng mã cúng Rằm tháng Giêng là một trong những việc rất quan trọng trong ngày Tết Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu). Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của mỗi nhà, văn hóa và phong tục của mỗi vùng miền mà việc chuẩn bị vàng mã cúng Rằm tháng Giêng có phần khác nhau.
Bài cúng Rằm tháng Giêng năm 2022 trong nhà và ngoài trời chuẩn nhất
Lễ cúng rằm tháng giêng, tết nguyên tiêu gồm những gì?
Mâm cúng rước ông bà gồm những gì?
Chuẩn bị vàng mã cúng rằm tháng 7, gồm những gì?
Lễ cúng rằm tháng Chạp gồm những gì?
Giới thiệu các bài văn cúng cô hồn rằm tháng bảy, cầu tự, khai trương cửa hàng, lễ thượng thọ

ĐỌC NHIỀU