Đình, Đền, Miếu, Phủ là địa điểm văn hóa tâm linh của nhiều địa phương tại Việt Nam. Vào các dịp lễ tết hay ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, mọi người thường đến đây để cầu bình an, may mắn, tài lộc cho bản thân, gia đình, công ty, quốc gia, xã tắc,... Thông tin chi tiết về văn khấn tại Đình, Đền, Miếu, Phủ, bao gồm các bài văn khấn Thành Hoàng, văn khấn ban Công Đồng, khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu sẽ được Taimienphi.vn chia sẻ ngay sau đây.
Đình, Đền, Miếu, Phủ là những nơi có từ lâu đời, thường thờ Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Đây là các bậc tiền nhân có công với xã hội từ thời dựng nước, giữ nước. Vào các ngày lễ, tết, người dân Việt Nam thường có thói quen đến các địa điểm này để tỏ lòng thành kính, biết ơn cũng như cầu mong những điều may mắn cho năm mới.
* Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
Bạn đọc tham khảo văn khấn Thành hoàng sau đây:
* Văn khấn ban Công Đồng (Ngũ vị quan lớn)
Sau đây là bài văn khấn ban Công Đồng mà bạn có thể tham khảo để sử dụng:
* Văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu
Văn khấn dưới đây mang tính chất tham khảo, bạn đọc xem và có thể dùng khi đi lễ tại các Đình, Đền, Miếu, Phủ:
Những văn khấn đình làng, văn khấn miếu này có thể được sử dụng ở bất kỳ Đình, Đền, Miếu hay Phủ nào mà bạn đến.
Bạn đọc có thể xem thêm các bài văn khấn cụ thể như bài văn khấn Phủ Tây Hồ hay văn khấn Đình La Khê mà chúng tôi đã giới thiệu.
Bên cạnh văn khấn thì việc chuẩn bị lễ vật khi đi lễ ở đình làng, miếu thờ thần linh, thờ thánh cô, thánh cậu, thờ Mẫu, Sơn thần,... cũng vô cùng quan trọng. Theo phong tục từ xưa đến nay, bạn có thể sắm lễ chay, hoa quả, lễ mặn,... to, nhỏ tùy tâm để dâng lên các bậc thần linh.
- Lễ chay: Gồm có hương, hoa, trà, quả, phẩm oản... Lễ chay dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có) hoặc dâng ban Thánh Mẫu.
- Lễ mặn: Có gà, giò, chả,... đã được nấu chín, dùng để cúng ban Công Đồng. Ngoài ra còn dùng để lễ thần Thành Hoàng, Thư điền.
- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Gồm có oản, quả, hương, hoa, trà, đồ vàng mã,... (những đồ làm cho trẻ con).
Những lễ vật này không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện, tấm lòng của mỗi người mà chuẩn bị.
* Trình tự dâng lễ
- Thông thường, mọi người sẽ lễ trình trước - tức là lễ thần Thổ địa, thủ Đền.
- Sửa sang lễ vật để cúng tại các đình, đền.
- Đặt lễ vào các ban: Dùng 2 tay kính cẩn dâng lễ và đặt lên bàn thờ. Các lễ vật được đặt lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.
- Sau khi đặt xong tất cả các lễ vật lên các ban thì mới thắp hương.
- Làm lễ từ ban thờ chính đến ngoài cùng, cuối cùng là ban thờ cô, thờ cậu.
* Thắp hương
- Người đi lễ thắp hương từ trong ra ngoài; ban thờ chính gian ở giữa thắp hương trước rồi mới đến các ban thờ hai bên. Thắp hương là số lẻ, thường là 3 nén.
- Sau khi châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái 3 vái, rồi dùng 2 tay cắm hương. Nếu có sớ thì sớ được kẹp vào giữa bàn tay hoặc được đặt vào đĩa.
* Đọc văn khấn: Bạn tham khảo các bài văn khấn tại Đình, Đền, Miếu, Phủ mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Lưu ý khi hóa vàng sẽ hóa văn khấn và sớ trước.
* Hạ lễ
- Sau khi khấn, lễ ở các ban thờ, thăm thú phong cảnh chùa, đền; khi hết 1 tuần nhang thì có thể thắp thêm 1 tuần nữa. Sau đó, vái 3 vái rồi hạ các đồ mã để hóa trước. Hóa tiền vàng xong thì mới hạ lễ cúng dâng khác.
- Hạ lễ theo thứ tự từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
- Các lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu thì không đem về.
Không chỉ khi đi lễ ở các Đình, Chùa,... mà ở bất kỳ địa điểm nào, mọi người cần lưu ý:
- Ăn mặc kín đáo, lịch sự; không mặc hơ hang, phản cảm;
- Không cười đùa, chạy nhảy, nói chuyện quá lớn;
- Không nên cắt ngang qua mặt những người đang làm lễ, đang quỳ lạy;
- Làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương;
- Không nên mang theo các đồ như mũ áo, khăn, túi xách khi vào Tam Bảo bái Phật. Không đặt lễ mặn ở khu vực chính điện;...
- Dâng hoa không dùng các hoa dại, hoa tạp mà nên dùng hoa tươi như hoa sen, hoa cúc,...
Như vậy, người đi lễ ở các địa điểm tâm linh như Đình, Đền phải hết sức lưu ý về thái độ, cách hành lễ, đảm bảo sự nghiêm túc, lịch sự. Văn khấn tại Đình, Đền, Miếu, Phủ mang tính chất tham khảo, bạn có thể xem và sử dụng.
Tiếp theo, bạn có thể đọc thêm văn khấn cúng Ngọc Hoàng khi làm lễ cúng vào ngày mùng 9 tháng Giêng để cầu mong một năm mới thuận lợi, mùa màng bội thu.