Trong buổi lễ đăng quang Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của hai loại bánh: Bánh chưng và bánh giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy.

Bài làm:

Trong buổi lễ đăng quang, Lang Liêu vô cùng sung sướng và hạnh phúc khi mình được chọn làm người nối ngôi. Giờ đây, chàng có thể thực hiện những ước mơ mà mình ấp ủ từ lâu. Chàng muốn xây dựng một đất nước hòa bình và ấm no.

Đứng giữa tiếng hò reo mừng vui của quần thần và dân chúng, Lang Liêu xúc động nói: "Tôi có được ngày vui này là nhờ vào lễ vật dâng lên cúng Tiên vương đã làm vừa ý vua cha. Nhưng ít ai biết được sự ra đời của hai thứ bánh: bánh chưng và bánh giầy. Tôi kể lại sự tích của hai thứ bánh ấy."

Khi chọn người nối ngôi, vua cha đã giao cho các hoàng tử một đề bài: "Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho. Tôi vốn là con trai thứ mười tám, so với các anh em, tôi là người thiệt thòi hơn vì mẹ tôi mất sớm. Quanh năm suốt tháng, tôi chỉ biết làm bạn với ngô khoai. Vốn yêu thích công việc đồng áng nên tôi luôn bận rộn. Tôi làm việc không lúc nào ngơi tay, thời gian tôi ở ngoài đồng nhiều hơn thời gian ở nhà. Và của cải duy nhất trong nhà tôi cũng chỉ có lúa gạo và ngô khoai là nhiều. Những thứ đó thì bình dân quá, đâu có thể sánh được với những sơn hào hải vị mà các anh tôi đã cho người đi khắp nơi tìm về. Càng nghĩ đến lễ vật dâng lên trong lễ Tiên vương, tôi càng lo lắng. Đêm đến, tôi cứ trằn trọc mãi, không tài nào ngủ được. Tôi gác tay lên trán, miên man suy nghĩ và thiếp đi lúc nào không hay biết. Trong mơ, tôi gặp một vị thần râu tóc bạc phơ, gương mặt hồng hào, hiền từ. Thần nhìn tôi và nói: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, hiếm nhưng mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều, hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương". Tỉnh dậy, lời thần vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi càng nghĩ càng thấy lời thần đúng. Thần đã gợi ý cho cách làm bánh, nhưng để làm ra được hai thứ bánh này tôi cũng phải mất mấy hôm. Sau đó tôi bèn chọn thứ gạo ngon, đem vo sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, đem gói bằng lá dong, nấu một ngày cho nhừ. Vua cha đặt tên là bánh chưng, ngụ ý là Đất, còn nhân bánh tượng trưng cho cây cỏ, chim muông. Cũng loại gạo nếp ấy, tôi đổ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn. Vua cha gọi là bánh giầy, tượng trưng cho Trời. Hai thứ bánh một tượng trưng cho Trời, một tượng trưng cho Đất. Ngoài ra còn thể hiện sự giao hoa, hợp nhất giữa Trời và Đất.

Đến ngày lễ Tiên vương, trước vô vàn sơn hào hải vị, của ngon vật lạ từ khắp mọi miền đất nước, vua cha đã chọn mâm lễ vật của ta. Vua rất hài lòng và truyền ngôi cho ta.

Ngoài nội dung trên, để học tốt Ngữ Văn 6 hơn các em cần tìm hiểu thêm các bài viết khác như Soạn bài Bánh chưng, bánh giầy cũng như nội dung Hãy kể lại câu chuyện Bánh chưng, bánh giày theo trí tưởng tượng của em rất bổ ích.

Với đề văn Trong buổi lễ đăng quang Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của hai loại bánh: Bánh chưng và bánh giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy, em sẽ phải triển khai trình tự câu chuyện cũng như vận dụng trí tưởng tượng, sáng tạo của mình như thế nào cho hợp lí để câu chuyện của mình sinh động, tự nhiên và thu hút người đọc nhất.
Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Tập đọc Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử câu 1-5 trang 65 sgk
Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Viết đoạn văn kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật
Soạn bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 147 SGK Tiếng Việt 4
Lời bài hát Đời và tiền
Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo

ĐỌC NHIỀU