Trình bày ý kiến về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3

Đề bài: Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3.

Cách viết về một nhân vật mà em yêu thích

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.
  3. Bài mẫu số 3.
  4. Bài mẫu số 4.
  5. Bài mẫu số 5.

 

I. Dàn ý Trình bày ý kiến về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3:

1. Mở đoạn:
- Lời chào và giới thiệu.
- Dẫn dắt, giới thiệu về nhân vật em chọn và tính cách nổi bật của nhân vật đó.

2. Thân đoạn:
- Nhân vật đó là ai? Ở trong tác phẩm nào?
- Tính cách của nhân vật đó là gì?
- Tính cách ấy được biểu hiện như thế nào? (qua hành động, lời nói, suy nghĩ,...)
- Em cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?

3. Kết đoạn:
- Khái quát lại các ý đã trình bày.
- Lời kết.

 

II. Đoạn văn mẫu Trình bày ý kiến về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3:

 

1. Trình bày ý kiến về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 - mẫu số 1:

Xin chào cô và các bạn!

Trong các truyện đã học ở bài 3, tớ cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Tô Hiến Thành của tác phẩm "Một người chính trực".

Giống như tên truyện, Tô Hiến Thành là người vô cùng ngay thẳng. Điều này được thể hiện khi ông từ chối vàng bạc của Chiêu Linh Thái hậu. Quyền lực và tiền tài là những thứ mà ai cũng muốn. Vậy mà ông không hề bị điều đó mua chuộc, vẫn nhất mực nghe theo di chiếu của vua Lý Anh Tông. Không chỉ vậy, Tô Hiến Thành còn lựa chọn Trần Trung Tá làm người thay mình lo chuyện giúp nước. Tất cả những chi tiết đó đã minh chứng cho sự chính trực của ông.

Trên đây là phần trình bày của tớ. Rất mong nhận được những đánh giá, góp ý từ cô và các bạn.

 

2. Trình bày ý kiến về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 - mẫu số 2:

Xin chào cô và cả lớp!

Ở bài 3, tớ vô cùng ấn tượng với cậu bé trong tác phẩm "Những hạt thóc giống".

Đó là câu chuyện về một ông vua muốn tìm người nối ngôi. Ông đã đem thóc đi luộc kĩ rồi phát cho người dân trồng. Đồng thời, giao hẹn ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được ông truyền ngôi cho. Thế nhưng, trong khi người người đều nô nức đem thúng lớn thúng nhỏ đến nộp, chỉ có cậu bé Chôm khác biệt. Cậu thành thật nói với nhà vua rằng thóc của mình chẳng thể nào nảy mầm. Nhờ đó mà đức tính trung thực, dũng cảm của cậu được công nhận. Kết quả, Chôm lên làm vua, trở thành một người lãnh đạo hiền minh.

Đây chính là minh chứng cho ý nghĩa, kết quả của việc trung thực. Qua câu chuyện, tớ cũng thấy bản thân mình cần học tập rất nhiều từ cậu bé Chôm.

Trên đây là phần trình bày của tớ. Rất cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

 

3. Trình bày ý kiến về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 - mẫu số 3:

Xin chào cô và các bạn!

Với chủ đề trao đổi tuần này, tớ xin được trình bày ý kiến của mình về hai nhân vật Mi-Sa và Xa-sa trong truyện "Những chú bé giàu trí tưởng tượng".

Vừa đặt chân vào thế giới trong tác phẩm, chúng ta có thể thấy hai bạn Mi-sa, Xa-sa đang thi nói khoác. Những câu nói viển vông đã thể hiện rất tốt điểm ngây thơ, hồn nhiên và vô tư của trẻ nhỏ.

Không chỉ vậy, hai bạn còn sẵn sàng nhường cho I-ra chiếc kem - một hành động chứa đầy tình yêu thương. Lời nói khoác "Hôm nay, bọn anh ăn phải đến mười que kem rồi ấy chứ" chính như một lời an ủi dành cho I-ra. Điều này không trung thực, nhưng nó thể hiện tấm lòng nhân hậu, biết sẻ chia của Xa-sa. Và đó cũng chính là một đức tính vô cùng đáng quý mà chúng ta cần học hỏi.
Qua đây, tớ cũng thấy rằng bản thân mình cần học hỏi thêm rất nhiều điều. Từ đó, hoàn thiện bản thân và trở thành một con người tốt hơn, có ích hơn cho xã hội.

Trên đây là những ý kiến, quan điểm của tớ. Rất mong nhận được những góp ý, đánh giá từ phía cô và các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Bài văn mẫu số 3 - Viết về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện em đã học

 

4. Trình bày ý kiến về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 - mẫu số 4:

Xin chào cô và các bạn!

Trong các truyện đã học ở bài 3, tớ ấn tượng nhất với chú bé Chôm của tác phẩm "Những hạt thóc giống".

Có thể nói, điểm nổi bật của nhân vật này chính là tính trung thực. Trong khi người người nô nức đem thóc về kinh thành nộp cho nhà vua, Chôm lại tâu rằng mình không có cách nào làm cho thóc nảy mầm. Điều này đã cho thấy Chôm rất ngây thơ, thật thà, đồng thời cũng rất dũng cảm, dám làm dám nhận.

Nhờ sự trung thực của mình, cậu bé đã nhận được phần thưởng xứng đáng. Tất cả thóc đều được nhà vua luộc chín trước khi phân phát. Vậy nên hàng loạt xe thóc đầy ngoài kia đều không hợp lệ. Nhờ vậy, nhà vua cũng thấy rõ được đức tính đáng quý của Chôm và quyết định truyền ngôi cho cậu. Và cũng từ đó, Chôm trở thành một ông vua hiền minh, đức độ. Quả thật, phải có đức tính trung thực, ngay thẳng thì mới có thể sáng suốt mà trị vì đất nước, lo cho dân chúng.

Tớ mong rằng mỗi người trong chúng ta đều học được ở nhân vật Chôm đức tính đáng quý ấy.

Tớ xin phép kết thúc phần trình bày của mình ở đây. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

 

5. Trình bày ý kiến về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3 - mẫu số 5:

Xin chào cô và cả lớp!

Ở bài số 3 vừa rồi, chúng ta đã được tiếp cận với rất nhiều tác phẩm truyện hay và ý nghĩa. Trong số đó, tớ cảm thấy rất ấn tượng với câu chuyện "Một người chính trực" kể về Tô Hiến Thành.

Ông là một vị quan nổi tiếng ngay thẳng trong thời nhà Lý. Sau khi vua Lý Anh Tông mất, Chiêu Linh thái hậu đã đem vàng bạc đút lót cho vợ Tô Hiến Thành với mục đích nhờ ông giúp đỡ, lập con trai mình làm vua. Thế nhưng ông thẳng thừng từ chối, nhất mực phò tá thái tử theo di nguyện của nhà vua khi xưa.

Một lần khác, khi được hỏi về việc lựa chọn người thay mình, Tô Hiến Thành dứt khoát chọn Trần Trung Tá. Tuy Vũ Tán Đường hết lòng chăm sóc, hầu hạ lúc ông lâm bệnh nhưng Trấn Trung Tá mới là người phù hợp lo việc dân, việc nước. Điều này cho thấy Tô Hiến Thành không chỉ ngay thẳng, chính trực mà còn rất "công tư phân minh".

Đức tính tốt đẹp này của ông luôn là một bài học vô cùng đáng quý đối với nhiều thế hệ sau này. Tuy nhiên, trong thời đại bây giờ, bên cạnh sự thẳng thắn, chúng ta cũng cần có một chút nhạy bén. Người xưa đã dạy: "Sự thật mất lòng". Vậy nên hãy tìm cách truyền tải sự thật sao cho thật uyển chuyển, khéo léo.

Trên đây là những ý kiến của mình. Rất cảm ơn sự chú ý của cô và các bạn!

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Khi phân tích tính cách nhân vật, em hãy tìm kiếm những chi tiết thể hiện tính cách ấy ở ngay trong tác phẩm. Và cũng đừng quên đưa thêm suy nghĩ, nhận xét của bản thân về nhân vật nhé. Mời em đón xem những văn mẫu lớp 4 khác trên Taimienphi.vn như: Trình bày ý kiến về biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời sống; Viết 1 - 2 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hóa, Mở bài và kết bài cho bài văn kể lại câu chuyện về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu....

Các nhân vật trong tác phẩm văn học đều được xây dựng với những tính cách rất riêng và độc đáo. Hãy cùng tìm hiểu thêm về điều này qua bài Trình bày ý kiến về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3, Tiếng Việt 4, Cánh Diều, học kì I trên Taimienphi.vn nhé.
Trình bày ý kiến về tính cách nhân vật Giên trong Cô giáo nhỏ hay nhất
Trình bày ý kiến của em về các ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu là người lẳng lơ, xấu tính và Thị Mầu là người dám sống thực với mình, đáng thương hơn đáng trách
Giải toán lớp 6 trang 62, 63 tập 1 sách Cánh Diều
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều, Nói và nghe
Trình bày ý kiến về tính cách nhân vật Cao Bá Quát trong Văn hay chữ tốt
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 7 Cánh Diều

ĐỌC NHIỀU