1. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Thân đoạn:
* Trình bày ngắn gọn các ý lớn và ý bổ trợ trong văn bản:
- Căn cứ vào đặc điểm và mục đích sử dụng có thể chia ra nhiều loại.
- Về xuồng, có một số loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy. Mỗi loại xuồng đều có công dụng khác nhau.
- Về ghe, có một số loại ghe thông dụng như: ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, ghe lưới rùng Phước Hải, ghe Cửa Đại,...
3. Kết đoạn: Nêu kết thúc văn bản.
Với tư cách là một văn bản thông tin, "Ghe xuồng Nam Bộ" đã giới thiệu cho người đọc những thông tin khái quát về hai phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân nơi đây. Trong phần giới thiệu về xuồng, người viết làm rõ năm loại xuồng phổ biến, bao gồm: xuồng ba lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy. Đây đều là những loại xuồng thông dụng, được sử dụng với mục đích chuyên chở người, hoặc hàng hóa nhẹ. Trái ngược với xuồng, phần giới thiệu về ghe chiếm dung lượng lớn, là ý được triển khai dài nhất trong bài. Ở phần này, tác giả giới thiệu tới mười loại ghe khác nhau. Nhưng tựu chung lại, các loại này đều có chung một công dụng là vận chuyển hàng hóa lớn, có sức nặng. Kết thúc bài viết, tác giả khẳng định lại tầm quan trọng của ghe, xuồng trong sản xuất, sinh hoạt vùng Nam Bộ.
Đúng như nhan đề, "Ghe xuồng Nam Bộ" đã giới thiệu, khái quát đặc điểm, công dụng chính của một số loại ghe, xuồng phổ biến vùng Nam Bộ. Đây là phương tiện di chuyển chủ yếu, mang tính đặc trưng của vùng sông nước. Với sự đa dạng, phong phú về hình thức cũng như đặc điểm mà người dân có thể chia ra làm nhiều loại. Bài viết được triển khai với bố cục ba phần. Phần thứ nhất là khái quát, đi sâu vào vấn đề cần bàn luận. Phần thứ hai là giới thiệu về một số loại ghe, xuồng phổ biến. Trong phần này, tác giả lại tách làm hai ý chính là ghe và xuồng. Ở mỗi loại phương tiện, người viết đều khái quát một số đặc điểm chủ yếu cũng như công dụng của từng loại ghe, xuồng. Phần thứ ba, cũng là phần kết thúc văn bản, tác giả khẳng định vai trò, ý nghĩa của ghe, xuồng đối với cuộc sống lao động, sinh hoạt người dân vùng Nam Bộ.
Văn bản "Ghe xuồng Nam Bộ" cho độc giả thấy được sự phong phú, đa dạng của phương tiện di chuyển nơi đây. Dựa vào kích thước, hình dạng cũng như công dụng mà ta có thể chia ra làm nhiều loại khác nhau. Về xuồng, tác giả chỉ ra một số loại thông dụng như xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản,... Xuồng ba lá dùng để chở người, với kích thước trung bình 4 mét. Trong khi đó, xuồng tam bản lại được sử dụng với mục đích chuyển chở hàng hóa nhẹ hoặc đi câu, cào tôm cá. Các loại xuồng vỏ gòn, độc mộc có tên gọi bắt nguồn từ vật liệu hoặc hình dáng tương đồng với các loại quả có trong tự nhiên. Trái ngược với xuồng, ghe là phương tiện có sức chở nặng, đi được đường dài. Có đến 10 loại ghe phổ biến được tác giả giới thiệu, đề cập trong bài. Kết thúc văn bản, người viết khẳng định ghe xuồng Nam Bộ là loại phương tiện gắn bó mật thiết với đời sống của người dân cũng như ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa độc đáo.
Văn bản "Ghe xuồng Nam Bộ" đã cung cấp cho chúng ta những thông tin vô cùng hữu ích và cần thiết khi tìm hiểu về các loại phương tiện di chuyển đặc trưng của người dân vùng Nam Bộ. Ngay từ phần mở đầu, tác giả bài viết đã đưa ra nhận định và đi thẳng vào vấn đề muốn đề cập. Đó là sự đa dạng, phong phú của các loại ghe xuồng. Tùy thuộc vào đặc điểm, chức năng mà mỗi loại ghe, xuồng có cách gọi khác nhau. Trước hết, về xuồng, xuồng là loại phương tiện dùng để chuyên chở người và những vật có kích thước nhỏ, bao gồm: xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy,... Tiếp đến, ta sẽ có thêm hiểu biết về những loại ghe cơ bản được người dân Nam Bộ sử dụng trong đời sống sinh hoạt, sản xuất. Trái ngược với xuồng, ghe có kích thước lớn hơn, chuyên chở hàng hóa, vật dụng với khối lượng nặng, có thể đi được đường dài. Cũng giống như xuồng, tác giả giới thiệu, trình bày một số đặc điểm chính của từng loại ghe, bao gồm: ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, ghe lưới rùng Phước Hải, ghe Cửa Đại. Kết thúc văn bản, người viết khẳng định vai trò của ghe xuồng với đời sống của người dân nơi đây.
Lấy đối tượng là phương tiện di chuyển của người dân vùng Nam Bộ, tác giả bài viết "Ghe xuồng Nam Bộ" đã đem đến cho người đọc những tri thức vô cùng thú vị, hấp dẫn. Đây là một bài giới thiệu tương đối khái quát của tác giả về ghe và xuồng. Ghe và xuồng được người dân chế tạo nhằm phục vụ cho những nhu cầu khác nhau, bởi vậy mỗi loại lại có những đặc điểm, hình dáng, tên gọi riêng. Đối với xuồng, có một số loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn,... Xuồng ba lá được sử dụng với mục đích chở người với sức chứa khoảng 4 đến 6 người trên một xuồng. Đối với việc chuyên chở hàng hóa nhẹ và đi lại trên sông rạch hoặc câu tôm, cá, người dân lại ưa thích xuồng tam bản bởi hình dáng thon gọn. Các loại xuồng khác như xuồng vỏ gòn, độc mộc, gắn mát lại gắn liền với việc trao đổi, buôn bán nhiều hơn. Còn về ghe, ghe có kích lớn, sức chở nặng và có khả năng đi đường dài. Bởi vậy, phần lớn các loại ghe được người dân sử dụng khi đánh bắt thủy sản, chở tôm, cá, nông phẩm,... Trong văn bản, tác giả đã giới thiệu đến 10 loại ghe khác nhau, bao gồm: ghe bầu, ghe lồng, ghe chài, ghe cào tôm, ghe ngo, ghe hầu, ghe câu Phú Quốc, ghe cửa Bà Rịa, ghe lưới rùng Phước Hải, ghe Cửa Đại. Cuối bài viết, tác giả khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của hai loại phương tiện này đối với cuộc sống của người dân Nam Bộ.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Để tóm tắt văn bản này, các em cần xác định được các ý chính và các ý bổ trợ có trong bài viết. Nếu chưa biết cách tóm tắt văn bản theo độ dài khác nhau, mời em xem thêm các bài văn mẫu lớp 7 như: Tóm tắt Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa, Tóm tắt Gặp lá cơm nếp ngắn gọn, Bài văn nêu lí do yêu thích một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập 2; Đồng dao mùa xuân: tác giả, thể thơ, nội dung, nghệ thuật, bố cục, dàn ý....