Bài thơ "Chuyện cổ nước mình" của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã ca ngợi sự phong phú trong kho tàng chuyện cổ nước ta. Những câu chuyện ấy chứa đựng biết bao bài học quý giá về bồi dưỡng đạo đức con người: ở hiền gặp lành, sống nhân hậu,... Nhờ có các chuyện cổ ấy, ông cha ta còn gửi gắm kinh nghiệm sống, lời dạy về phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc.
Bài thơ đã mang đến cho mang đến cho người đọc thấy được sự giàu có, phong phú của chuyện cổ dân gian của nước ta. Không chỉ có số lượng lớn, các chuyện cổ ấy còn chứa đựng nhiều bài học quý báu về các giá trị đạo đức tốt đẹp cùng kinh nghiệm sống: tình yêu nước, lòng dũng cảm. tương thân tương ái,... Đồng thời, qua đó, ông cha ta muốn nhắn nhủ tới thế hệ sau những lời dạy thấm thía.
Bài thơ "Chuyện cổ nước mình" giống như một bài tổng kết tất cả những câu chuyện cổ xưa của nước ta. Đọc từng câu thơ, ta lại thấy hiện ra những truyện cổ tích quen thuộc. Qua đó, tác giả cũng cho thấy sự đồ sộ, phong phú của chuyện cổ Việt Nam. Từng câu chuyện đều chứa đựng bài học quý báu mà cha ông tích lũy và truyền tải ngàn đời nay. Đó là tấm lòng yêu thương, sống nhân ái, ở hiền gặp lành. Đó còn là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
.....................................................HẾT.................................................
Trên đây là một vài đoạn văn tham khảo cho đề Tóm tắt Chuyện cổ nước mình. Khi tóm tắt một bài thơ có yếu tố tự sự, em cần nắm chắc nội dung chính của tác phẩm. Chúc các em đạt kết quả cao khi học Ngữ văn 6. Taimienphi.vn luôn cập nhật những bài tham khảo văn mẫu lớp 6 mới như:
- Soạn bài Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Cảm nghĩ bài thơ Chuyện cổ nước mình