Tóm tắt Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Truyện xoay quanh nhân vật chính là ông Năm Hên, người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang. Nghe chuyện có cái ao sấu khủng khiếp ở ngọn rạch Cái Tàu, ông tìm đến giúp dân làng bắt sấu. Đến nơi, ông bơi tới lui theo rạch mà cất lên bài hát giải oan cho các linh hồn chết nơi rừng xanh nước đỏ vì miếng cơm manh áo. Chiếc xuồng ba lá của ông vỏn vẹn chỉ có lọn nhang trần và một hũ rượu. Đoán biết ông là bậc kì tài, dân làng liền mời ông lên nhà và thết đãi. Ông Năm Hên giới thiệu về nghề nghiệp và cơ duyên ông theo nghề bắt sấu. Vì trả thù cho người anh bị sấu bắt ở ngã ba Đình, ông Năm Hên từ đó cũng theo nghề này để trừ hại cho dân chứ quyết không vì tiền bạc, phú quý. Sáng hôm sau, Tư Hoạch dẫn đường cho ông Năm Hên lên ao sấu. Đến xế chiều, cả làng chộn rộn vì tiếng reo vui của Tư Hoạch và một đàn 45 con sấu nối đuôi nhau theo sau thuyền. Tư Hoạch vội kể lại cách bắt sấu phi phàm của ông Năm Hên, ai nấy đều kính phục và tôn làm "bực thánh xứ này". Tư Hoạch về trước, sau đó người ta mới thấy bài ca giải oan và hình dáng ông Năm Hên. Nhiều người già trong làng nghe bài hát mà rơi nước mắt tưởng nhớ tổ tiên, bạn bè từng bỏ mình nơi rừng hoang thú dữ trên bước đường sinh nhai nơi này.
Ông Năm Hên là người có tài năng bắt sấu rừng U Minh Hạ. Khi bắt sấu ông thường dùng tay không, trên xuồng đi bắt cá sấu ông mang theo nén nhang trần và một hũ rượu và còn có một người dẫn đường tên là Tư Hoạch. Chỉ trong một giờ đồng hồ sau, Tư Hoạch bơi xuồng về kéo theo sau chiếc bè quái dị được kết bằng 45 con cá sấu, con này buộc nối đuôi con kia, “đen ngòm như một khúc cây khô dài”. Ông Năm Hên xuất hiện như tướng ông thầy pháp được miêu tả như “áo rách vai, tóc rối bù, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua, quơ lại trên tay”.
Ông Năm Hên hệt như một người khác lạ, có khả năng phi thường nhưng thực chất đó là sự tài giỏi, gan dạ, ông đã dùng chính đôi tay của mình để bắt cá sấu.
Truyện kể về tài bắt sấu của ông Năm Hên, người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang. Nghe tin ngọn rạch Cái Tàu có cái ao sấu "nhiều như trái mù u chin rụng", ông Năm Hên tìm đến để bắt sấu cho dân làng ở đó. Và ông đã bắt sấu bằng… tay không! Chỉ cần một người dẫn đường đến cái ao cá sấu. Trên xuồng đi bắt cá sấu cũng chỉ có một lén nhang trần và một hũ rượu. Vậy mà, chỉ một giờ đồng hồ sau, Tư Hoạch (người dẫn đường) đã bơi xuồng về như dạo mát, kéo theo sau chiếc bè quái dị được kết bằng 45 con cá sấu còn sống nhăn, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như một khúc cây khô dài. Bà con chưa hết ngạc nhiên, khâm phục thì ở mé rừng, ông Năm Hên đã xuất hiện như tướng ông thầy pháp, "áo rách vai, tóc rối bù, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua, quơ lại trên tay". Có một vẻ gì như thần bí, nhưng thực chất đây cũng là một "nghệ sĩ tay không bắt sấu" ở rừng U Minh Hạ.
Ở rừng U Minh hạ có nhiều sấu vô kể. Tin đó lan truyền đến tai ông Năm Hên- người thợ già chuyên bắt sấu bằng hai tay và tài trí của mình. Sáng sớm hôm sau được sự dẫn đường của Tư Hoạch-tay ăn ong rất rành địa thế vùng Vũng Tàu, ông Năm Hên đã thực hiện điều mong ước của dân làng bấy lâu. Kết quả thật bất ngờ khi đến xế chiều bốn mươi lăm con sấu hàng nối hàng, đuôi nối đuôi nhau đen ngòm bơi theo thuyền Tư Hoạch trở về làng. Mọi người hào hứng ra xem với sự kinh ngạc và khâm phục tài bắt sấu của ông Năm Hên. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh ông Năm Hên đi ra từ mé rừng, áo rách vai, tóc rối mù, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua quơ lại trên tay cùng tiếng hát giải oan cho những linh hồn bị sấu bắt não nề như tiếng khóc lóc, nài nỉ.
Truyện xoay quanh nhân vật chính là ông Năm Hên, người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang. Nghe chuyện có cái ao sấu khủng khiếp ở ngọn rạch Cái Tàu, ông tìm đến giúp dân làng bắt sấu. Đến nơi, ông bơi tới lui theo rạch mà cất lên bài hát giải oan cho các linh hồn chết nơi rừng xanh nước đỏ vì miếng cơm manh áo. Chiếc xuồng ba lá của ông vỏn vẹn chỉ có lọn nhang trần và một hũ rượu. Đoán biết ông là bậc kì tài, dân làng liền mời ông lên nhà và thết đãi. Ông Năm Hên giới thiệu về nghề nghiệp và cơ duyên ông theo nghề bắt sấu. Vì trả thù cho người anh bị sấu bắt ở ngã ba Đình, ông Năm Hên từ đó cũng theo nghề này để trừ hại cho dân chứ quyết không vì tiền bạc, phú quý. Sáng hôm sau, Tư Hoạch dẫn đường cho ông Năm Hên lên ao sấu. Đến xế chiều, cả làng chộn rộn vì tiếng reo vui của Tư Hoạch và một đàn 45 con sấu nối đuôi nhau theo sau thuyền. Tư Hoạch vội kể lại cách bắt sấu phi phàm của ông Năm Hên, ai nấy đều kính phục và tôn làm "bực thánh xứ này". Tư Hoạch về trước, sau đó người ta mới thấy bài ca giải oan và hình dáng ông Năm Hên. Nhiều người già trong làng nghe bài hát mà rơi nước mắt tưởng nhớ tổ tiên, bạn bè từng bỏ mình nơi rừng hoang thú dữ trên bước đường sinh nhai nơi này.
-------------------HẾT---------------------
Khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Bắt sấu rừng U Minh Hạ, cùng với bài tóm tắt trên đây, các em không nên bỏ qua những bài tham khảo quan trọng khác như: Soạn văn Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Sơ đồ tư duy Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Phân tích truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam.