Tóm tắt bài Vượt thác
Con thuyền đi trên dòng sông Thu Bồn đã qua những vùng địa hình khác nhau, đó là những đoạn sông phẳng lặng, êm đềm, tiếp đó là những đoạn sông nhiều thác dữ ở chân thác. Khung cảnh vượt thác được khắc họa chi tiết, cụ thể làm nổi bật vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Vẻ đẹp dòng sông Thu Bồn và cảnh sắc 2 bên bờ sông được ghi lại sống động qua hành trình khám phá của con thuyền. Thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
Đọan trích Vượt thác trích từ chương XI của truyện Quê nội tả hành trình vượt dòng sông Thu Bồn lên vùng thượng nguồn của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy. Qua hành trình của con thuyền, cảnh sắc thiên nhiên của miền đất Trung Trung Bộ hiện lên vừa đa dạng, vừa hiểm trở.
Vượt thác miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Thu Bồn và khung cảnh đẹp đẽ, bình dị hai bên bờ sông. Tác phẩm còn tái hiện cảnh vượt thác của Dượng Thư trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
--------------------HẾT----------------------
Trên đây là bài tóm tắt Vượt thác ngắn gọn trong 3 dòng, để có thêm cơ sở, thông tin cho bài Cảm nghĩ về bài Vượt thác của Võ Quảng, các em có thể củng cố thêm kiến thức cho bản thân qua: Soạn bài Vượt thác, Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Vượt thác, Nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong Sông nước Cà Mau và Vượt Thác, Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản vượt thác của nhà văn Võ Quảng.