Đối với nước tư bản, cụm từ Tài phiệt được sử dụng rất phổ biến. Trong khi đó, từ này ở nước ta vẫn chưa rõ ràng. Vì thế, Taimienphi.vn sẽ chia sẻ ý nghĩa của Tài phiệt là gì và lấy ví dụ để các bạn hiểu hơn.
Tài phiệt có nghĩa là trùm tư bản tài chính, doanh nghiệp có khả năng nắm quyền chi phối kinh tế - chính trị ở trong nước. Hiểu theo đơn giản hơn, Tài phiệt chỉ những người vừa có rất nhiều tiền vừa có khả năng chi phối xã hội theo ý muốn.
Cụm từ Tài phiệt được sử dụng rất phổ biến ở nhiều nước, trong đó có:
- Ở Hàn Quốc, Tài phiệt được dịch ra là từ Chaebol, ý chỉ công ty tài phiệt, tập đoàn gia đình lớn, tập đoàn đa quốc gia.... Đại diện cho Chaebol (Gia đình Tài phiệt Hàn Quốc) có thể kể đến những cái tên như Lotte, Samsung, LG, Hyundai, SK, Posco, GS, CJ, Kt, HYOSUNG.... Từ Buja cũng chỉ những người giàu có, người sở hữu tài sản. Trong khi đó, Chaebol nói đến một người, một gia đình sở hữu, lãnh đạo nhiều công ty khác nhau. Do đó, có rất nhiều bài viết nói về sao Hàn là con nhà tài phiệt. Điểm mặt các sao Hàn tài phiệt rất nhiều, có thể kể đến như Siwon (nhóm Super Junior), Diễn viên Jung Hae In, Lee Seo Jin, Minnie ((G)-IDLE)....
- Ở Nhật Bản, Tài phiệt được dịch ra tiếng Nhật là Zaibatsu, có nghĩa chỉ tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp trước năm 1945 vào thời Đế quốc Nhật Bản.
Trong tiếng Anh, chế độ tài phiệt chính là từ Plutocracy. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, được ghép giữa 2 từ Ploutos (giàu có) và từ Kratos (cầm quyền, thế lực). Do đó, chế độ tài phiệt được hiểu là chính phủ bị người giàu có kiểm soát, chi phí. Những người giàu này có thế lực nắm quyền cai trị có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào từng hoàn cảnh. Do đó, các chính sách được chính phủ thiết kế thường mang lại lợi ích cho những người giàu.
Không nhất thiết phải một người giàu mà chế độ tài phiệt này là có thể có sự bắt tay và hợp tác giữa những người giàu, các công ty, tập đoàn lớn với nhau để hợp sức, chi phối đến đất nước họ đang sống. Tất cả các hoạt động của đất nước họ đều được giới tài phiệt "nhúng tay", kể cả là đưa ra các đạo luật, quy định phục vụ cho mục tiêu của những người giàu. Điều này khiến việc thu nhập, tài sản giữa người và người không bình đẳng.
Việt Nam là đất nước theo chủ nghĩa xã hội nên chế độ tài phiệt Việt Nam không rõ ràng. Nhưng ở các nước khác, nhất là ở phương Tây thì chế độ này vẫn luôn tồn tại, có mặt từ rất lâu. Ví dụ như mọi người vẫn gọi là Tài phiệt Đông Âu (Đại gia đầu sỏ). Cụm từ này chỉ nhà tài phiệt tại Nga, Ukraina.
Như vậy thông qua bài viết này, các bạn đã biết được Tài phiệt là gì và sử dụng trong trường hợp nào. Các bạn theo dõi thêm trên trang Taimienphi.vn để có thêm nhiều kiến thức hữu ích.