Đề bài: Tả một giàn dây leo
Tả một giàn dây leo
1. Mở bài
Giới thiệu về giàn dây leo nhà em (Giàn mướp)
2. Thân bài
- Cây mướp mọc thành giàn, khi phát triển thân cây ôm lấy phần giàn tre được làm sẵn.
- Giàn mướp nhà em bây giờ đã phủ kín một màu xanh, lại điểm những bông hoa vàng như màu nắng.
- Quả mướp to dài, cong cong như vầng trăng bị khuyết
- Quả mướp dùng để nấu canh ăn trong những ngày hè.
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em
Vườn nhà em rộng lắm, vì thế bố mẹ em không chỉ trồng cây ăn quả như cây xoài, cây cam,... mà còn trồng rất nhiều cây leo như giàn bầu, giàn bí,... Nhưng em vẫn thích nhất là giàn mướp cạnh nhà.
Khi mới trồng mướp, bố em nói nhất định không bao lâu nữa, cây sẽ mọc thành giàn trải dài nên bố đã làm sẵn khung cho mướp leo lên. Từ lúc cây mướp còn bé xíu, bố đã tìm những đoạn tre thật dài để ghép thành giàn, mướp cứ theo thế, chỉ sau vài hôm đã lớn dần mà bò ra khắp cả giàn rồi, khiến chị em em đều cảm thấy thật bất ngờ và thần kì.
Giàn mướp nhà em bây giờ đã phủ kín một màu xanh, lại điểm những bông hoa vàng như màu nắng. Hoa mướp hấp dẫn đến bao nhiêu là ong bướm tới hút mật. Rồi chẳng bao lâu sau, những quả mướp be bé đã ra đời. Lúc đầu thì bằng ngón tay, sau đó nhân lúc người ta chẳng để ý mà to dài ra, hơi cong cong như cánh trăng chuẩn bị tới giữa tháng. Cả giàn mướp ra bao nhiêu là quả. Mẹ em canh tới khi vừa tới, cắt xuống đem nấu canh, vừa mát vừa ngon ơi là ngon. Hè tới mang theo cái nóng bức khó chịu làm sao, nhưng chỉ cần thưởng thức món canh mướp dân dã thôi là đã không còn dư lại chút nào của mùa hè oi ả nữa rồi.
Em tự hứa với lòng mình sẽ chăm sóc giàn mướp thật tốt để giàn mướp luôn xanh, làm bóng mát cho chị em em có nơi chơi đùa mà không sợ nắng chói, ra thật nhiều quả ngon để thưởng thức mỗi năm.
Chắc hẳn các bạn đều biết “mặt trời” được nhắc đến trong câu đố ấy chính là quả gấc. Mỗi độ quả chín, giàn gấc nhà bà tôi lại đẹp đến lạ kì.
Đã không ít lần, tôi nhầm tưởng giàn gấc là một giàn bóng đèn lung linh giữa góc vườn. Ông tôi đã chuẩn bị những thanh gỗ, thanh tre chắc chắn để dây leo của gấc có thể thỏa sức vươn mình. Từ gốc, những sợi dây leo mọc vươn, bám vào thanh tre để leo lên giàn. Dây lớn, dây bé cứ đan quyện vào nhau che kín giàn. Lá gấc tựa lá mướp, to chừng lòng bàn tay người lớn, mọc thành ba cạnh thuôn nhọn. Nhưng lá của gấc nhẵn mịn và xanh tươi hơn lá mướp. Chính nhờ tầng lá xanh tươi ấy, giàn gấc giống như một mái che mặt đất vậy. Từ những mấu mọc cuống lá, búp hoa gấc xanh xanh trổ ra. Chỉ vài hôm, hoa gấc tinh đã bung xòe năm cánh. Hoa gấc vô cùng độc đáo. Thân hoa gấc khum khum trông giống như những chiếc bóng đèn lung linh. Nhờ nắng, nhờ mưa, bao bông hoa biến thành những quả gấc be bé, xanh xanh. Quả gấc hình bầu dục. Nhiều quả tròn trĩnh như mặt trời. Tôi rất thích quả gấc vì lớp vỏ xù xì của nó. Lớp vỏ nhiều gai nhọn mọc chi chít như vỏ mít. Chúng cứ như những chiến binh bảo vệ những thứ của quý bên trong. Nhưng đúng là lớp bên trong của gấc quý thật. Khi chín, ruột gấc đỏ tươi như màu mặt trời về thu. Nhờ màu sắc này, chúng ta mới có món xôi gấc thơm ngon khó cưỡng. Những quả gấc đỏ vàng cứ lủng lẳng trên giàn. Quả đưa mình xuống dưới, quả ngả mình trên những thanh tre. Nhìn những quả gấc ấy, tôi chẳng nỡ hái. Chỉ mong được ngắm nhìn nó mãi.
Khi gấc đã chín hết, lá gấc rụng gần hết, giàn gấc chỉ còn trơ lại những sợi dây leo. Bà tôi thu hoạch gấc và cắt hết dây leo. Bà bảo, khi mùa xuân tới, gốc gấc sẽ lại nảy mầm, đâm lá và cho ra một giàn dây xanh tươi khác. Tôi cũng háo hức đón chờ một giàn dây leo sẽ lại làm góc vườn nhà bà thêm xanh đẹp.
-------------------------HẾT-----------------------
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Tả một giàn dây leo bài tiếp theo, các em chuẩn bị cho phần Tả cây xoài và cùng với phần Tả con mèo để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này.