Tả cây tre, lũy tre nơi làng quê em

Đề bài: Tả cây tre, lũy tre nơi làng quê em

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Tả cây tre, lũy tre nơi làng quê em: Dàn ý + văn mẫu chi tiết
 

Mẹo Cách viết một bài văn miêu tả hay, sát thực tế

I. Dàn ý tả cây tre, lũy tre nơi làng quê em

1. Mở bài

- Tuy không sinh ra và lớn lên ở làng quê, nhưng em cũng có những ấn tượng sâu sắc về lũy tre làng, bởi mỗi dịp về thăm quê, bước tới đầu làng, thứ đầu tiên em thấy vẫn là lũy tre xanh tốt đang đung đưa trước gió như chào mời, vẫy gọi.

2. Thân bài

* Giới thiệu bao quát về lũy tre làng:
- Tre là loài vốn sống đoàn kết, tựa như cái tinh thần của người dân Việt Nam, tre chẳng thích mọc riêng rẽ trơ trọi một thân một mình bao giờ, mà lúc nào cũng ưa mọc thành hàng, thành lũy, ôm ấp, vun vén cho nhau, tránh khỏi giông bão.
- Tre mọc thẳng, bao đời nay vẫn thế, thẳng từ lúc tre mới chỉ là cái búp măng bé xíu vừa trồi lên khỏi mặt đất.
- Đi khắp làng khắp xóm, người ta thấy tre xanh mướt mọc thành lũy kiên cố ở đầu làng như bức tường thành bảo vệ, còn trong giữa xóm làng, cứ thỉnh thoảng lại có một bụi tre mọc...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý tả cây tre, lũy tre nơi làng quê em tại đây

 

II. Bài văn mẫu Tả cây tre, lũy tre nơi làng quê em

"Tre xanh xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh", đó là câu thơ em vẫn thường nghe ông đọc lúc rảnh rỗi. Phải nói hình ảnh cây tre, lũy tre làng đã gắn bó và ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Tuy không sinh ra và lớn lên ở làng quê, nhưng em cũng có những ấn tượng sâu sắc về lũy tre làng, bởi mỗi dịp về thăm quê, bước tới đầu làng cái đầu tiên em thấy vẫn là lũy tre xanh tốt đang đung đưa trước gió như chào mời, vẫy gọi.

Tre là loài vốn sống đoàn kết, tựa như cái tinh thần của người dân Việt Nam, tre chẳng thích mọc riêng rẽ trơ trọi một thân một mình bao giờ, mà lúc nào cũng ưa mọc thành hàng, thành lũy, ôm ấp, vun vén cho nhau, tránh khỏi giông bão. Tre mọc thẳng, bao đời nay vẫn thế, thẳng từ lúc tre mới chỉ là cái búp măng bé xíu vừa trồi lên khỏi mặt đất. Đi khắp làng khắp xóm, người ta thấy tre xanh mướt mọc thành lũy kiên cố ở đầu làng như bức tường thành bảo vệ, còn trong giữa xóm làng, cứ thỉnh thoảng lại có một bụi tre mọc, chẳng biết tự bao giờ, rồi trở thành chỗ nghỉ mát cho người đi đường, người làm ruộng về, chỗ vui đùa cho mấy đứa trẻ con, đôi khi còn là nơi nằm nghỉ cho mấy con trâu cày buổi ban trưa.

Tre là loài cây thuộc họ lúa, nhìn bề ngoài trông giống những cây mía xanh ngắt. Một thân tre như vậy mọc cao hết cỡ cũng tầm vài chục mét, mà chẳng ai đi đo đếm được, thân cây gồm nhiều gióng, nhiều ống rỗng ghép lại với nhau bằng các mấu đặc ruột. Cả thân cây mang một màu xanh thẫm, vỏ ngoài sờ vào thấy khá nhẵn nhụi, thân rất cứng và chắc. Trên thân tre còn có cả gai nhưng ít, chủ yếu mọc ra từ chỗ mấu nối. Lá tre nhiều và tập trung hết ở phần ngọn, lá mỏng nhỏ, thuôn dài và hơi nhọn, màu xanh lục, sờ thấy nhám, cạnh sắc nếu không cẩn thận có thể làm đứt tay. Hoa tre thì hiếm ai gặp được, bởi cả một đời, một thân tre chỉ có một lần ra bông, mà tuổi đời của tre lại dài, có khi có người cả đời chẳng thấy bông hoa tre bao giờ, ngay cả bản thân em cũng chỉ mới nghe ông kể mà chưa được thấy.

Tre vốn gắn bó với đời sống của nhân dân Việt Nam từ bao đời nay, tre dựng nhà, làm đồ gia dụng, tre cũng tham gia vào lao động sản xuất, thời kỳ chinh chiến tre lại cũng tham gia chiến đấu. Tre chính là người bạn thân thiết của con người, là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Đến nay, tre vẫn mạnh mẽ, mọc khắp làng xóm, vẫn hàng ngày dõi theo bước chân dân tộc Việt Nam. Tre thật đẹp, một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và thủy chung vô cùng.

Em không có nhiều kỷ niệm với lũy tre làng, nhưng trong tâm trí em tre xanh vẫn luôn mang một ý nghĩa đặc biệt, thể hiện tinh thần đoàn kết, bền bỉ của con người Việt Nam ta. Tre cũng lưu giữ những vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc; thiếu lũy tre làng, quê hương Việt Nam bỗng trở nên thiếu vắng hẳn đi một nét đặc trưng, chân chất.

-----------------------HẾT-------------------------

Để làm tốt các bài văn tả cảnh nói chung và bài văn tả cây cối nói riêng, các em học sinh cần rèn luyện thêm các kỹ năng quan sát, liên tưởng, tả cảnh, cách lựa chọn hình ảnh, chi tiết miêu tả,... Tham khảo các dạng bài phổ biến trong danh sách các bài văn hay lớp 4 như Tả cây liễu, tả một cây có bóng mát, tả cây nhãn, tả cây mít trong vườn nhà em,..., sẽ giúp các em rèn luyện các kỹ năng còn thiếu của mình.

Nằm trong chủ đề văn tả cảnh, tả cây cối, đề văn tả cây tre, lũy tre nơi làng quê em thường được sử dụng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học nhằm rèn kỹ năng quan sát và kỹ năng viết bài văn miêu tả của học sinh. Để có những ý tưởng độc đáo cho bài văn miêu tả cây tre, lũy tre quê hương, các bậc phụ huynh, các em học sinh hãy tham khảo bài văn mẫu mà chúng tôi giới thiệu dưới đây!
Tả cây cau
Tả cây đa
Tả cây đa cổ thụ làng em
Biểu cảm về cây tre Việt Nam, tuyển chọn top bài văn mẫu hay nhất
Viết kết bài mở rộng cho đề bài Cây tre ở làng quê
Tả cây vải quê em

ĐỌC NHIỀU