Suy nghĩ của em về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học hay ngắn gọn chọn lọc

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học hay ngắn

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Đoạn văn mẫu.
III. Bài văn mẫu.


I. Dàn ý Suy nghĩ của em về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học ngắn gọn:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Nêu quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận: Phản đối.
2. Thân bài:
a, Thực trạng:
- Việc nói chuyện riêng, không tập trung diễn ra khá thường xuyên trong giờ học.
- Các hình thức nói chuyện: thì thầm, viết giấy, dùng ám hiệu, nói to như chốn không người,...
b, Nguyên nhân:
- Ý thức cá nhân của học sinh chưa cao.
- Sự quản lí chưa nghiêm của giáo viên, nhà trường.
c, Hậu quả:
- Gây mất trật tự, ảnh hưởng đến các thành viên khác trong lớp.
- Tạo thói quen xấu cho học sinh.
- Kết quả học tập thụt lùi do không tiếp thu được bài giảng.
- Chất lượng bài giảng của thầy cô bị ảnh hưởng.
d, Giải pháp:
- Mỗi người tự nâng cao ý thức chấp hành nội quy của bản thân.
- Thầy cô có thêm các biện pháp xử lí nghiêm khắc, thích đáng cho những trường hợp cố tình vi phạm.
- Gia đình chú ý bảo ban, dạy dỗ và quan tâm hơn đến con trẻ.
3. Kết bài:
- Khái quát lại các luận điểm đã nêu và khẳng định lại quan điểm của bản thân.
- Liên hệ mở rộng.

Viết đoạn văn nghị luận về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học, lớp 8, lớp 9 hay


II. Đoạn văn Suy nghĩ của em về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học hay nhất:

Nói chuyện riêng trong giờ học là một hiện tượng khá phổ biến, gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho việc giáo dục. Đến một giờ học bất kì, rất dễ để bắt gặp cảnh tượng hai hoặc một vài học sinh đang thì thầm, truyền tay những mẩu giấy, ra "ám hiệu" cho nhau khi giáo viên vẫn đang giảng bài phía trên. Sự mất tập trung này diễn ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do ý thức người học chưa cao. Họ sẵn sàng lãng phí buổi học với bao nhiêu kiến thức quý báu chỉ vì một vài câu chuyện bên lề. Mặt khác, việc quản lí lỏng lẻo của giáo viên bộ môn cũng là yếu tố khiến hiện tượng tiêu cực kia gia tăng đáng kể. Điều này đem đến vô số ảnh hưởng đối với trường, lớp. Nói chuyện riêng không chỉ khiến người nói không tiếp thu được bài giảng mà còn gây mất tập trung cho các thành viên khác trong lớp. Từ đó, kết quả học tập bị giảm sút, chất lượng buổi dạy cũng đi xuống, ảnh hưởng đến cả thành tích của thầy cô đứng lớp. Vậy, để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần làm gì? Đầu tiên, mỗi cá nhân cần có ý thức tự giác chấp hành nội quy, quy định của trường, lớp. Việc giữ im lặng, tập trung trong giờ không chỉ giúp người học tiếp thu kiến thức tốt hơn mà còn bày tỏ được sự tôn trọng đối với giáo viên. Tiếp theo, gia đình cũng nên bảo ban, dạy dỗ con trẻ, giúp các bạn nâng cao ý thức từ sớm. Và cuối cùng, nhà trường và các thầy cô cần đưa ra hình thức xử phạt thật nghiêm khắc đối với những cá nhân cố tình vi phạm. Chỉ có như vậy, môi trường học đường mới ngày một lành mạnh, văn minh hơn.

----------------------------

Em hãy thường xuyên ghé qua Taimienphi.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết khác nhé: Suy nghĩ về ý thức chấp hành luật giao thông của người Việt hiện nay; Suy nghĩ của em về câu nói Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, Viết văn bản nghị luận về cách sử dụng thời gian rảnh rỗi....


III. Bài văn Suy nghĩ của em về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học ngắn nhất:

"Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò". Chính sự tinh nghịch, hiếu động và non nớt của học sinh đã dẫn đến rất nhiều vấn đề trong giáo dục. Từ những việc nhỏ như ăn quà vặt, chơi điện tử đến sự vụ nghiêm trọng hơn như bạo lực học đường. Một trong số các vấn đề vẫn còn tồn tại đến tận ngày ngay chính là hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ. Điều này mới nghe qua thì có vẻ không đáng để tâm, nhưng nó lại mang đến nhiều hậu quả tiêu cực cho chính bản thân người học và cả cộng đồng xung quanh.

Nói chuyện riêng trong giờ là hiện tượng không còn quá xa lạ với con người. Đó là những tiếng thì thầm, những mẩu giấy được truyền tay nhau với nội dung nằm ngoài phạm vi bài học. Thậm chí, có bạn học sinh còn ý thức kém đến mức dám nói chuyện to như chốn không người ngay khi thầy cô đang giảng bài. Đây là một hiện tượng vô cùng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến không chỉ bản thân người học mà còn làm giảm chất lượng của buổi dạy của thầy cô.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực này. Trước tiên chính là do ý thức chấp hành nội quy của người học chưa cao. Học sinh vẫn là những đối tượng cần phải dạy dỗ, chỉ bảo. Có những bạn chưa thực sự ý thức được sự ảnh hưởng mà hành động của mình mang lại. Họ chỉ đơn giản nghĩ là có một câu chuyện hay, một điều thú vị nào đó và muốn chia sẻ với bạn bè mình. Nhưng thay vì chọn giờ ra chơi hoặc lúc tan học, họ lại nói ngay trong tiết học. Một lí do khác cho hiện tượng nói chuyện riêng của học sinh chính là cách quản lí còn lỏng lẻo của thầy cô, nhà trường. Nhiều thầy cô có thấy nhưng lại nhắm mắt cho qua, dần tạo cho học sinh sự chủ quan cũng như thói quen nói chuyện, làm việc riêng trong lớp.

Hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp gây ra rất nhiều hậu quả cho mỗi học sinh. Trong một tập thể, một vài cá nhân gây ồn ào, mất trật tự sẽ gây ảnh hưởng đến việc học tập của các thành viên khác. Điều này còn tạo nên những thói quen xấu cho người học. Nếu chỉ mải nói chuyện mà không tập trung tiếp thu bài giảng khiến thành tích của người đó ngày càng thụt lùi, giảm sút. Ngoài ra, chất lượng bài dạy của thầy cô ngày hôm đó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu thử đặt mình vào vị trí của thầy cô - những người đang hăng say giảng bài trên bục, ta sẽ phải thất vọng thế nào khi thấy học sinh bến dưới không chú ý lắng nghe.

Để khắc phục được trình trạng này, cần kết hợp giữa sự cố gắng của mỗi cá nhân và cả tập thể. Mỗi người nên tự giác nâng cao ý thức của bản thân, nghiêm túc chấp hành nội quy trường lớp. Hãy giữ cho trường lớp được văn minh, đem lại môi trường học tập phù hợp nhất cho bản thân và các bạn cùng trang lứa. Bên cạnh đó, thầy cô và nhà trường cần có thêm các biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những đối tượng cố tình vi phạm, làm ảnh hưởng đến tập thể. Việc giáo dục, bảo ban của phụ huynh cũng góp phần quan trọng giúp hình thành thói quen tốt ở con trẻ.

Có thể khẳng định, việc nói chuyện riêng đã và đang gây ra rất nhiều bất cập đối với giáo dục. Vậy nên mỗi người hãy tự rèn luyện ý thức bản thân, cùng giúp đỡ nhau để tiến bộ trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này. Điều đó cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục nước nhà theo hướng tích cực hơn.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Trên đây là toàn bộ bài văn mẫu Suy nghĩ của em về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học hay nhất. Để khắc phục các vấn nạn học đường, gia đình và nhà trường cũng cần chung tay định hướng, giúp con trẻ phát triển lành mạnh và toàn diện hơn.

Những vấn đề chốn học đường luôn được mọi người chú ý, quan tâm. Hãy tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài Suy nghĩ của em về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học, Ngữ văn 9, học kì II trên Taimienphi.vn nhé!
Suy nghĩ về hiện tượng chạy trốn bản thân trong xã hội hiện đại
Suy nghĩ về câu nói: Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người
Suy nghĩ của em về câu nói Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm hay, ngắn gọn
Suy nghĩ về hiện tượng nhiều học sinh coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn
Dàn ý suy nghĩ về câu nói: Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc
Nói lên những suy nghĩ của em về các tệ nạn như: cờ bạc, tiêm chích ma túy, văn hoá phẩm đồi trụy

ĐỌC NHIỀU