Stress Test GPU là gì? Thực hiện stress test như thế nào? Sử dụng phần mềm nào để thực hiện stress test GPU? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết bên dưới đây.
Khái niệm về Stress Test GPU
1. Stress Test GPU là gì?
Stress Test GPU chỉ đơn giản là các bài test để đánh giá tính ổn định và "khả năng chịu đựng" của card đồ họa. Quá trình này được thực hiện thông qua các ứng dụng chuyên dụng, và thực hiện test liên tục ở mức tải cao nhất cho đến khi hệ thống bị treo hoặc thậm chí bị nóng máy.
Ngoài GPU, bạn cũng có thể thực hiện stress test để kiểm tra các phần cứng, cấu hình máy tính khác như CPU hay RAM.
2. Một số lưu ý khi thực hiện stress test GPU
Lý tưởng nhất là nên sử dụng ứng dụng ép xung, điển hình như MSI Afterburner, để theo dõi nhiệt độ trong khi thực hiện stress test. Điều này để tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, nếu nhiệt độ GPU vượt quá mức cho phép trong một khoảng thời gian dài có thể làm hỏng card đồ họa máy tính.
Tải MSI Afterburner về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải MSI Afterburner
Cách thực hiện stress test GPU
Lưu ý: Đôi khi trong quá trình thực hiện có thể xảy ra lỗi hoặc sự cố, có thể ảnh hưởng đến hệ thống của bạn. Vì vậy Taimienphi.vn khuyến cáo bạn cân nhắc kỹ trước khi bắt đầu.
Bước 1: Ép xung
Bước đầu tiên là thực hiện ép xung. Nếu chỉ đơn giản là bạn muốn kiểm tra hiệu năng hoặc độ ổn định GPU thì có thể bỏ qua bước này.
Bước 2: Đóng tất cả các ứng dụng không cần thiết
Bước tiếp theo, đóng tất cả ứng dụng không cần thiết đang mở trên PC để thực hiện stress test hiệu quả và tránh trường hợp nghiêm trọng nhất có thể phá hỏng hệ thống. Điều này là bởi vì các ứng dụng như YouTube hay Netflix, thậm chí là Chrome chiếm dụng nhiều GPU.
Chỉ mở duy nhất phần mềm ép xung.
Bước 3 : Thực hiện stress test
Mở ứng dụng stress test mà bạn cài đặt trên máy tính của mình và click chọn Run để bắt đầu.
Nếu sử dụng Unigine, tốt nhất bạn nên chạy ứng dụng ở chế độ toàn màn hình với độ phân giải gốc, và đừng quên theo dõi các thông số như chỉ số nhiệt độ và mức sử dụng GPU.
Tải Unigine về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải Unigine Suite
Bước 4: Lựa chọn tùy chọn
Ở bước này nhiệm vụ của bạn là chọn tùy chọn để test card đồ họa trong thời gian bao lâu.
Lưu ý: Chỉ sử dụng FurMark khi thực hiện các bài test cơ bản, vì ứng dụng này chạy khá lâu và có thể làm hỏng GPU. Tốt nhất bạn nên sử dụng Unigine để thực hiện stress test GPU.
Có 3 tùy chọn mà bạn có thể lựa chọn:
- Basic Stability: phút
Thực hiện bài test cơ bản. Các ứng dụng như FurMark, Heaven và Superposition sẽ bị treo trong trường hợp nếu ép xung không ổn định hoặc sự cố với hệ thống làm mát sau khi thực hiện test sau 30 phút.
- Great Stability: giờ
Để đảm bảo card đồ họa ổn định khi chơi game trong khoảng thời gian dài (từ 3 - 5 tiếng), lý tưởng nhất là thực hiện bài kiểm tra stress test kéo dài trong 1 giờ.
- Guaranteed Stability: giờ
Unigine sẽ tự động lặp lại các bài test trong khoảng thời gian dài để đánh giá mức độ ổn định hệ thống ở mức cao nhất.
3. Top phần mềm stress test GPU tốt nhất 2020
Furmark
Ưu điểm của Furmark là giao diện đơn giản, dễ sử dụng và phù hợp nhất khi sử dụng để kiểm tra độ ổn định của GPU trong điều kiện bình thường và khi ép xung.
Bên cạnh đó phần mềm miễn phí còn thường xuyên được cập nhật và hỗ trợ benchmark/stress test GPU thế hệ mới nhất.
Tải Furmark về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải Furmark
Unigine Heaven
Phù hợp nhất với mục đích kiểm tra hiệu năng và độ ổn định của GPU khi xử lý đồ họa "nặng". Đây là công cụ kiểm tra hiệu năng đáng tin cậy khi so sánh hiệu năng của những GPU thế hệ mới và những GPU thế hệ trước đó dựa trên các tiêu chí điểm benchmark và độ ổn định khi hoạt động.
Tải Unigine Heaven về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải Unigine Heaven
Unigine Superposition
Phù hợp nhất khi kiểm tra những GPU thế hệ mới và các thiết bị thực tế ảo (VR).
Thực tế đây là một phiên bản nâng cấp hơn của phần mềm Unigine Heaven. Mặc dù giao diện không được "bắt mắt" như Unigine Heaven, đổi lại Unigine Superposition được trang bị thêm nhiều tính năng nâng cao hơn.
Tải Unigine Superposition về máy và cài đặt tại đây.
=> Link tải Superposition
Đến đây chắc bạn đã biết thế nào là Stress Test GPU và những lưu ý khi thực hiện bài test. Ngoài ra nếu còn thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.