Tài liệu soạn văn lớp 9, bài giảng môn văn 9 hay nhất

Với tài liệu soạn văn lớp 9 chi tiết và bám sát nội dung trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 từ tập 1 đến tập hai. Các em học sinh có thể theo dõi và tiến hành soạn bài hiệu quả cho cả năm học, ngoài việc hỗ trợ trả lời những câu hỏi, hỗ trợ và cung cấp kiến thức cốt lõi cơ bản, soạn bài lớp 9 còn bổ sung kiến thức nâng cao giúp các em học sinh có thể học tập nhanh chóng và nắm bắt được kiến thức tốt nhất cho môn học.

Tuyển tập tài liệu soạn văn lớp 9 chọn lọc

Trong soạn văn lớp 9 ngoài những kiến thức về văn bản, tiếng việt, chính tả thì còn có những bài làm văn mẫu cũng như hướng dẫn làm văn từ các thể loại như tự sự, miêu tả, biểu cảm, bình luận hay phân tích. Tất cả những kiến thức cùng với những chỉ dẫn dễ hiểu, tỉ mỉ, chi tiết sẽ giúp các em học sinh nắm bắt được kiến thức và học tập tốt nhất. Một số những tác phẩm văn học so trong soạn văn lớp 9 mà các bạn cần lưu ý như đoàn thuyền đánh cá, chị em thúy kiều, hay các bài thơ đồng chí, cảnh ngày xuân...

Tài liệu soạn văn lớp 9 này không chỉ dành cho các em học sinh có thể soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà hiệu quả mà đây còn có thể được sử dụng làm giáo án ngữ văn 9 dành cho các thầy cô giáo. Thông qua quyển soạn văn 9 bản ngắn nhất này này các thầy cô có thể nắm bắt được kiến thức chủ chốt và đễ dàng hơn cho quá trình đưa ra phương pháp giảng dạy tránh sự nhàm chán cho các em học sinh, sử dụng làm giáo án ngữ văn 9 cũng khá hiệu quả.

Một số bài soạn văn lớp 9 mẫu hay

- Soạn văn lớp 9 số 1: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại

Câu 1:

a. Làng (Kim Lân)

Truyện kể về ông Hai quê ở làng Chợ Dầu. Ông gắn bó và yêu tha thiết làng quê mình. Ông thường khoe làng ông giàu đẹp, làng kháng chiến. Vì cuộc sống của gia đình, vì cuộc kháng chiến, ông phải rời làng. Tối nào ông cũng sang nhà bác Thứ để nói chuyện về làng cho đỡ nhớ. Hằng ngày ông đến phòng Thông tin để theo dõi tin tức về làng. Một hôm, nhận được tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, xấu hổ tủi nhục. Mấy ngày liền ông không bước chân ra khỏi nhà. Bế tắc, đau khổ, ông tâm sự với đứa con út cho vơi đi nỗi lòng. Rồi một hôm nhận được tin cải chính, ông Hai sung sướng tột độ. Mặc dù nhà bị đốt nhưng ông vẫn vui vẻ đi khoe và kể về làng như trước.

b. Lặng lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long)

Trên một chuyến xe đi Lào Cai có bác lái xe, ông họa sĩ và cô kỹ sư. Qua lời kể của bác lái xe, họ biết được anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Đến SaPa, xe dừng lại, anh thanh niên được bác lái xe giới thiệu gặp ông họa sĩ và cô kỹ sư. Anh mời họ lên thăm nhà. Qua cuộc trò chuyện vui vẻ, thân mật, họ biết được anh thanh niên hằng ngày làm công việc đo gió, đo mưa, giúp vào việc báo trước thời tiết. Khâm phục trước tinh thần làm việc và sự cống hiến lặng lẽ của anh thanh niên, họa sĩ vẽ chân dung anh. Để không vô lễ, anh ngồi yên cho ông vẽ nhưng từ chối vì nghĩ mình không xứng đáng. Ba mươi phút trôi qua, họ chia tay nhau trong sự lưu luyến. Họa sĩ và cô kỹ sư đi tiếp chặng đường, còn anh thanh niên trở về với công việc thường ngày của mình.

c. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Ông Sáu là một cán bộ kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Mãi đến khi hòa bình lập lại ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ông là cha vì thấy xa lạ. Đến khi nhận ra người cha và tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, ông dồn nỗi nhớ thương và tình yêu con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà để tặng cho con. Trong một trận càn của địch, ông đã hi sinh. Ông Sáu còn kịp đưa cây lược ngà cho người bạn đem về trao lại cho bé Thu.

Câu 2: Phân tích nét nổi bật trong tính cách ông Hai (truyện ngắn Làng, của Kim Lân.

Trong số rất nhiều những nhân vật nông dân khác, người đọc khó có thể quên một ông Hai yêu làng quê, yêu đất nước, thuỷ chung với kháng chiến, với sự nghiệp chung của dân tộc. Một ông Hai thích khoe làng, một ông Hai sốt sắng nghe tin tức chính trị, một ông Hai tủi nhục, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc, một ông Hai vui mừng như trẻ thơ khi biết tin làng mình không theo giặc,... Ai đó đã một lần thấy nhà vàn Kim Lân, nghe ông nói chuyện còn thú vị hơn nữa: Hình như ta gặp ông đâu đó trong Làng rồi thì phải.

Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điểm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm.

Câu 3: Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn, và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong "Lặng lẽ SaPa"

Câu 4:

- Tình cảm của đứa con:

+ Bé Thu cũng rất thương yêu cha. Em tôn thờ và giữ trọn lòng thương nhớ cha qua bức ảnh.

+ Em ương bướng và chống đối anh Sáu, nhất định không chịu gọi anh một tiếng "Ba" chỉ vì em dành tình thương yêu đó cho người cha mà em thương nhớ.

+ Khi nhận ra cha "hai tay em ôm chặt cổ ba..." như muốn giữ anh Sáu ở mãi bên cạnh.

+ Sự thông minh và sự ương ngạnh của bé Thu làm người đọc thương em hơn trách em

- Tình cảm người cha:

+ Anh Sáu thương nhớ con xiết bao. Ngày về phép anh chỉ mong được ôm con vào lòng và gọi một tiếng "Ba". Nhưng nó không chịu gọi…

+ Những ngày ở bên con, anh chăm sóc chiều chuộng con. Nhưng nó vẫn lạnh nhạt với anh…

+ Ngày anh ra đi, bé Thu hiểu ra mọi việc. Nó ôm chầm lấy cha muốn rời…

+ Ở chiến khu, anh làm cho con chiếc lược bằng ngà. Mỗi chiếc răng lược là bao nhiêu tình cảm thương nhớ mà anh dành cho con.

Câu 5:

a. Người lính hiên ngang, dũng cảm:

- Đọc qua hai bài thơ, người đọc nhận thấy hai người lính tuy ở hai thời kì khác nhau nhưng lòng yêu quê hương cao đẹp như nhau…

- Từ trong cuộc đời họ bước vào trang thơ với những nét đẹp hiên ngang dũng cảm: Anh lính trong "Đồng chí" dũng cảm rời quê hương ra đi rời bỏ cuốc cày, cầm vũ khí chiến đấu. Vì lí tưởng "súng bên súng, đầu sát bên đầu" mà anh đã ra đi để lại "ruộng nương, gian nhà" trong nỗi nhớ thương thầm lặng "Ruộng nương...lung lay".

- Anh lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" có khác hơn. Anh hiên ngang đối mặt với bom đạn kẻ thù, ngồi vào những chiếc xe bị lột từng lúc một cách trần trụi "không có kính...ta ngồi". Vì xe vỡ kính, anh bình tĩnh đối diện với bao khó khăn tràn vào "không có kính ừ thì có bụi", "không có kính ừ thì ướt áo". Phải là người bình tĩnh mới có thể đương đầu với thế giới bên ngoài". Nhìn thấy...buồng lái"

b. Người lính lạc quan, yêu đời vượt khó khăn:

- Trong "Đồng chí" người dù thiếu thốn "áo rách vai", "quần vài mảnh vá" vẫn không nề hà. Anh và đồng đội đã vượt qua những cơn "sốt run người" hay những lúc "vầng trán ướt mồ hôi". Tuy gian khổ nhưng anh vẫn mỉm cười vượt qua... "Áo anh...không giày".

- Trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" người lính dù "mưa tuôn mưa xối" dù "bụi phun tóc trắng" vẫn ung dung đối mặt, xem thường khó khăn, lấy gian khổ làm thử thách cho cuộc đời mình, lạc quan yêu đời...hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam. "Chưa cần thay...mau thôi".

c. Trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" người lính dù "mưa tuôn mưa xối" dù "bụi phun tóc trắng" vẫn ung dung đối mặt, xem thường khó khăn, lấy gian khổ làm thử thách cho cuộc đời mình, lạc quan yêu đời...hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam. "Chưa cần thay...mau thôi".

- Tình đồng đội của những người lính là một nét đẹp luôn được ca ngợi. Họ cũng đoàn kết với nhau vượt qua mọi gian nan thử thách…

- Người lính trong "Đồng chí" chia cho anh từng "đêm rét chung chăn". Họ nắm tay truyền cho nhau nghị lực, niềm tin, giúp nhau vượt qua những lúc thiếu thốn, hiểm nghèo. Họ "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", "thương nhau...tay".

- Người lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", "bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" để động viên nhau tiếp tục cuộc chiến đấu. Mỗi một “chiếc xe từ trong bom rơi” trở về đã là thành viên của tiểu đội lái xe Trường Sơn. Những giờ phút họ ngồi bên nhau chia nhau bát cơm, đôi đũa là trở thành "gia đình" của nhau. "Những chiếc xe... gia đình đấy".

d. Ý chí chiến đấu của người lính:

- Điểm nổi bất ở những người lính là ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Họ ra đi với quyết tâm đánh đuổi kẻ thù chung. Cho nên dù đêm đông giá rét, dù gió lạnh thấu xương, họ vẫn "đứng cạnh nhau" quyết tâm chiến đấu "Đêm nay...trăng treo".

- Ở "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" quyết tâm của người lính thể hiện qua việc tiếp tục lên đường, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam thân yêu. Họ "lại đi, lại đi" với ý chí chiến đấu cao độ, giải phóng đất nước, đem bầu "trời xanh" về cho nhân dân. Quyết tâm này thể hiện qua lí tưởng chiến đấu "vì miền Nam phía trước". "Xe vẫn chạy ...trái tim".

- Soạn văn 9 số 2: Đồng Chí

Câu 1:

Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có một từ, hai tiếng và dấu chấm cảm: Đồng chí! Kiểu câu đặc biệt này tạo một nốt nhấn. Nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định. Nó còn tựa như cái bắt tay thân thiết giữa những con người. Nó như cái bàn lề gắn kết hai đoạn: Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chỉ, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí.

Câu 2:

Sáu câu thơ đầu bài nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Đó là tình cảm bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó. Họ cùng chung giai cấp xuất thân, chung mục đích lý lưởng. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ."

Câu 3:

Trong bài thơ có những chi tiết, hình ảnh vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao về tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn của những người lính cách mạng:

- "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết, người lính chia sẽ hơi ấm cho nhau. Đắp "chung chăn" chỉ là mẹ và con, "chung chân" chỉ là vợ chồng, giờ đây "chng chăn" lại là mình và anh trong cái chăn ta ấm tình đồng chí, ta là đôi "Tri kỷ" gắn bó với nhau tâm đầu ý hợp.

- Mười câu tiếp theo là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí:

    + Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kể gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

    + Đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày."

    + Nhất là cùng trải qua những "cơn sốt run người vừng trán ướt mồ hôi".

Câu 4:

Bài thơ kết bằng hình tượng những người đồng chí trong thời điểm thực tại, khi họ đang làm nhiệm vụ chiến đấu:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Có thể xem đây là một trong những hình ảnh thơ đẹp nhất về người lính trong thơ ca kháng chiến. Ba câu thơ phác ra một bức tranh vừa mang chất chân thực của bút pháp hiện thực, vừa thấm đẫm cái bay bổng của bút pháp lãng mạn. Trên sắc xám lạnh của nền cảnh đêm rừng hoang sương muối, hiện lên hình ảnh người lính - súng - vầng trăng. Dưới cái nhìn của người trong cuộc, người trực tiếp đang cầm súng, trong một sự kết hợp bất ngờ, đầu súng và vầng trăng như không còn khoảng cách xa về không gian, để thành: "Đầu súng trăng treo.". Sự quan sát là hiện thực, còn sự liên tưởng trong miêu tả là lãng mạn. Hình ảnh súng tượng trưng cho hành động chiến đấu, tinh thần quyết chiến vì đất nước. Trăng tượng trưng cho cái đẹp yên bình, thơ mộng. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" mang ý nghĩa khái quát về tư thế chủ động, tự tin trong chiến đấu, tâm hồn phong phú của người lính. Nói rộng ra, hai hình ảnh tương phản sóng đôi với nhau tạo nên biểu tượng về tinh thần, ý chí sắt đá mà bay bổng, trữ tình của dân tộc Việt Nam.

Chung nhau cảnh ngộ, chung nhau lí tưởng, chung nhau cái rét, cái khổ,... những người lính - những người đồng chí sống, chiến đấu vì sự nghiệp chung của dân tộc. Bài thơ Đồng chí mang vẻ đẹp của những con người sống và chiến đấu như thế.

Câu 5:

Tác giả đặt tên là "Đồng chí" bởi vì toàn bài thơ có 20 câu chia làm 3 đoạn, cả ba đều hướng tới chủ đề: "Ca ngợi tình đồng chí của những người lính chống Pháp..."

- Sâu sắc hơn là "Đồng chí" không chỉ viết về những người bạn, những người đồng đội mà thể hiện các anh có chung lý tưởng, chung lòng yêu nước, chung nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

- Tình đồng chí là chỗ dựa tinh thần duy nhất để người lính vượt qua mọi khó khăn chiến thắng kẻ thù.

Câu 6:

Bài thơ về tình đồng chí đồng đội làm hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí, đồng đội đã giúp người lính đứng vững trên trận tuyến đánh quân thù trong tư thể chủ động "chờ" đón đánh địch. Tình yêu thương giữa những người đồng chí có sức mạnh vô cùng.

- Soạn văn lớp 9 số 3: Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)

Câu 1:

Tìm hiểu kết cấu đoạn trích:

- Bốn câu thơ đầu: giới thiệu về khái quát về hai chị em Thuý Kiều.

- Bốn câu thơ tiếp: vẻ đẹp của Thuý Vân.

- Mười sáu câu thơ còn lại: vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Trình tự miêu tả các nhân vật theo kết cấu đoạn trích là miêu tả từ khái quát đến cụ thể.

Câu 2:

Nét riêng về nhan sắc và tính cách của Thuý Vân được gợi tả trong bốn câu thơ:

  Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
  Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Tác giả đã dùng những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ để gợi tả vẻ đẹp ấy. Đó là những hình ảnh quá quen thuộc trong văn học trung đại: khuôn mặt tròn trịa đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong veo như ngọc, mái tóc đen óng ả tựa mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết… Đó là vẻ đẹp phúc hậu, quý phái của người thiếu nữ.

Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Chân dung của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ sau này.

Câu 3:

Nhan sắc của Thuý Kiều được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Vẻ riêng của Thuý Kiều được nói đến ở những câu thơ giới thiệu khái quát mở đầu đoạn:

  Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:

"sắc sảo" và "mặn mà" đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.

Câu 4:

Khi tả Thúy Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc thế nhưng khi tả Thúy Kiều, nhà thơ tả sắc một phần còn dành đến hai phần để gợi tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thậm mỹ phong kiến gồm đủ cả cầm, kì, thi, họa. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường, năng khiếu đặt biệt, vượt lên trên mọi người. Cực tả cái tài của Kiều cũng là đê gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình. Tác giả dùng thành ngữ có nguồn gốc từ thi liệu Hán học "nghiêng nước nghiêng thành" (người đẹp nhìn một lần nghiêng thành người lại nhìn lần nữa nghiêng nước người) để cực tả giai nhân.

Câu 5:

Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, bức chân dung Thuý Kiều nổi bật hơn. Điều này phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả khi sáng tạo Truyện Kiều: toàn bộ tác phẩm tập trung xoay quanh câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ của nàng Kiều. Điều này thể hiện ngay ở sự chênh lệch về số lượng câu thơ dành cho việc miêu tả hai nhân vật (4/12). Vẻ đẹp của Thuý Vân được gợi tả về nhan sắc, tính tình còn vẻ đẹp của Thuý Kiều được gợi tả cả về nhan sắc, tài trí, và tâm hồn. Mặc dù Thuý Vân là em nhưng lại được tả trước là vì tác giả muốn tạo ra một phông nền làm nổi bật chân dung của Kiều.

Câu 6:

Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, thì bức chân dung Thúy Kiều nổi bật hơn. Chân dung Thúy Vân được miêu tả trước để làm nền, tạo vẻ nổi bật của chân dung Thúy Kiều sau đó. Nguyễn Du dành bốn câu thơ để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới 12 câu thơ đề cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng và tâm hồn.

- Soạn văn 9 số 4:  Đoàn thuyền đánh cá

Câu 1:

a. Bố cục bài thơ: gồm 3 đoạn

- Đoạn 1: Hai khổ thơ đầu là cảnh đoàn thuyền đánh cá lên đường và tâm trạng náo nức của con người.

- Đoạn 2: Bốn khổ thơ tiếp theo là cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.

- Đoạn 3. Còn lại là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh.

b. Không gian và thời gian miêu tả trong bài thơ:

- Trong bài thơ có hai cảm hứng bao trùm và thống nhất hòa quyện chặt chẽ: cảm hứng về lao động và cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ.

Công việc lao động của người đánh cá giữa thiên nhiên bao la của biển và trời như đã gắn liền, hải hòa với nhịp sống của thiên nhiên đất trời: "Thuyền ta lái gió với buồm trăng – Lướt giữa mây cao với biển bằng:, "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao", " Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời"… Có thể nói hai cảm hứng – về thiên nhiên vũ trụ và lao động – đã tạo cho hình ảnh đòan thuyền đánh cá qua cái nhìn của nhà thơ trở nên lớn lao, kì vĩ, bay bổng.

- Bằng biện pháo nhân hóa, tác giả đã gợi tả hình ảnh coun thuyền lướt giữa gió trăng lồng lộng

- Bằng biện pháp liệt kê so sánh, tác giá đã miêu tả các loại cá thể hiện sự giàu đẹp và vô tận của biển

Câu 3: Phân tích một số hình ảnh đẹp tráng lệ:

Cảnh biển vào đêm vừa rộng lớn vừa gần gũi với con người:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"

Nhà thơ so sánh mặt trời như một hòn lửa đang từ từ lặn xuống biển. Trời biển có sự giao hòa trọn vẹn. Mặt biển mênh mông, mát mẻ kia sẽ làm cho "Hòn lửa" mặt trời dịu êm đi. Nhà thơ đã liên tưởng vũ trụ là một ngôi nhà lớn, có màn đêm là cánh cửa khổng lồ, những con sóng là then cửa cài chặt cánh cửa đêm đen. Vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi theo nhịp tuần hoàn của thời gian.

Câu 4:

Bài thơ có bốn từ "Hát". Cả bài như một khúc ca, ngợi ca lao động, với tinh thần làm chủ, với niềm vui phơi phới mà nhà thơ viết thay cho những người lao động. Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần biến hóa linh hoạt. Vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen lẫn vần cách. Vần trắc tạo nên sức dội, sức mạnh. Vần bằng tạo nên sự vang xa, bay bổng… tất cả góp phần làm nên âm hưởng của bài thơ vừa khỏe khoắn sôi nổi, vừa phơi phới bay bổng.

Câu 5:

Nhận xét về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên, đất nước và con người lao động

Nhà thơ Huy Cận có cái nhìn tươi mới và cảm xúc hào hứng, tràn đầy niềm vui về cuộc sống. Thiên nhiên tráng lệ, giàu có là nguồn tài nguyên vô tận luôn phục vụ con người, tham gia tích cực vào cuộc sống. Con người hăng hái say mê lao động làm chủ cuộc sống, xây dựng cuộc sống mới. Chính nhà thơ đã viết "Không khí lúc này thật vui, cuộc đời phấn khởi, nhà thơ cũng rất phấn khởi. Cả một vùng than, vùng biển đang hăng say lao động từ bình minh cho đến hoàng hôn và cả từ hoàng hôn cho đến bình minh". Đây là một cái nhìn tin tưởng và phấn khởi của nhà thơ trước cuộc đời mới. Cái nhìn ấy, cảm xúc ấy là kết quả của quá trình đi thực tế dài ngày tại vùng mở Quảng Ninh. Bắt đầu từ đây hồn thơ Huy Cận này nở trở lại trong niềm vui say cuộc sống mới.

- Soạn văn lớp 9 số 5: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)

Câu 1:

Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Đó là hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng, thảm cỏ non xanh mượt mà của bức tranh xuân điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sư hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ "điểm" làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có tâm hồn, không tĩnh tại. Trong đoạn thơ cùng với bút pháp ước lệ vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả màu sắc, đường nét, cái hồn của cảnh vật.

Câu 2: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh được gợi tả trong tám câu thơ tiếp:

- Phong tục tảo mộ (viếng mộ, sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh)

- Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ:

    + Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân.

    + Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu.

    + Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.

Câu 3:

Sáu câu cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu như bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thần, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lắng dần. Cảnh thay đổi bởi không gian, thời giant hay đổi, và cảnh lúc này được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy: "tà tà", "thanh thanh", "nao nao" không chỉ gợi ta sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Từ "nao nao" như nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn man mác dịu nhẹ.

Câu 4:

Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc.

Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.

Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo.

- Soạn văn 9 số 6: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)

Câu 1:

Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua con mắt của nhân vật, bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều:

- Kiều bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích: khoá xuân

- Vẻ mênh mông, chống chếnh của không gian tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, xa trông, non xa, trăng gần … Đúng là: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

- Hình ảnh trăng, mây sớm đèn khuya biểu đạt sự quay vòng của thời gian. Cùng với những hình ảnh gợi tả không gian, sự tuần hoàn đều đặn của thời gian càng nhấn đậm thêm tình cảnh cô đơn, buồn bã của Kiều.

Câu 2:

Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều. Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Điều này vừa phù hợp quy luật tâm lý (những người trẻ tuổi bao giờ cũng nhớ người yêu trước), vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ lời thề ước dưới trăng, thương chàng Kim Trọng đêm ngày đau đáu trông chờ uổng công vô ích.

Tiếp đó, Nàng nhớ đến cha mẹ. Nàng thương xót cha mẹ già yêu mà nàng không được chăm sóc. Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là cha mẹ ngày một thêm già yếu. Lần nào khi nhớ về cha mẹ, Kiều cũng "nhớ ơn chín chữ cao sâu" và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy con cái của cha mẹ. Cũng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ lại khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau.

Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất. Nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Những suy nghĩ này cho thấy Kiều là người tình chung thủy, người con hiếu thảo, người phụ nữ có tấm lòng vị tha đáng trọng.

Câu 3:

Ở tám câu thơ cuối đoạn trích, Nguyễn Du đã cho thấy một bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng, tâm trạng nhuốm lên cảnh vật, cảnh vật thể hiện tâm trạng:

- Sắc thái của bức tranh thiên nhiên thể hiện từng trạng thái tình cảm của Thuý Kiều:

    + Nhớ thương cha mẹ, quê hương, cảnh vật là:

    Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

    + Nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở, thì cảnh là:

   Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu.

    + Buồn tủi, đau đớn cho thân mình, thì cảnh là:

   Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Như vậy, từng chi tiết, hình ảnh khung cảnh thiên nhiên đều mang đậm trạng thái tình cảm của Thuý Kiều. Mỗi cảnh là mỗi tình, song tất cả đều buồn thương, đúng là: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".

- Cụm từ Buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa đến gần, thu hẹp dần vào nội cảm con người để đến cuối đoạn thì tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên. Sóng gió nổi lên như sự báo về những đau khổ ê chề rồi đây sẽ xảy ra đối với Kiều, là dự cảm cho một đoạn đời "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.".

Ngoài tài liệu soạn văn lớp 9 các bạn cũng có thể tham khảo thêm những tài liệu hữu ích của các bộ môn khác hay các khối lớp khác để có thể tìm kiếm và lựa chọn cho mình tài liệu thích hợp nhất cho nhu cầu học tập của mình. Chắc chắn những tài liệu này sẽ đem lại sự hứng thú cho việc học tập của các bạn đồng thời sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích và có kết quả học tập tốt hơn. Để học tốt ngữ văn 9 các bạn cũng có thể tải trực tiếp các bài soạn về để tiện lợi hơn cho quá trình học tập nhé. Những nội dung chia sẻ về tài liệu soạn văn lớp 9 hy vọng đã mang tới cho các bạn học sinh nhiều tài liệu tham khảo bổ ích, bên cạnh các em học sinh lớp 9, các bạn học sinh lớp 8 cũng có thể tìm hiểu tài liệu soạn văn lớp 10 hay chọn lọc, nội dung bán sát chương trình học, chắc chắn tài liệu soạn văn lớp 10 cũng sẽ là một tài liệu các em không thể bỏ qua.

Tài liệu soạn văn lớp 9 hỗ trợ quá trình học tập cũng như chuẩn bị bài ngữ văn của các em học sinh trở nên dễ dàng và đơn giản nhất. Để có thể học tốt ngữ văn lớp 9 thì lựa chọn tài liệu học tập chính xác cũng là yếu tố quan trọng và quyết định kết quả học tập, chính vì thế với tài liệu soạn văn 9 ngắn gọn, đầy đủ và súc tích các bạn hoàn toàn có thể dùng làm tài liệu học tập và trang bị kiến thức cho mình hiệu quả hơn.
Soạn Văn lớp 9 ngắn gọn theo SGK Ngữ Văn 9, đủ ý
Soạn bài Con cò của Chế Lan Viên, Ngữ văn lớp 9
Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten, Ngữ văn lớp 9
Soạn bài Ôn tập truyện trang 144 SGK Ngữ Văn 9
Soạn bài Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, Ngữ văn lớp 9
Soạn bài Các thành phần biệt lập, Ngữ văn lớp 9

ĐỌC NHIỀU