HOT Soạn văn lớp 12 đầy đủ, chi tiết
Nhà văn Nguyễn Trung Thành với bút danh là Nguyên Ngọc được mệnh danh là nhà văn của núi rừng Tây Nguyên với sự am hiểu sâu sắc và gắn bó máu thịt với mảnh đất đầy nắng và gió này. Núi rừng và con người Tây Nguyên đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho Nguyễn Trung Thành để ông sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu với nhân vật trung tâm là người anh hùng Tnú và sự chiến đấu anh dũng của dân làng Kông Hoa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mời các em tham khảo soạn văn lớp 12 bài Rừng xà nu dưới đây để hiểu rõ hơn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
1. Soạn bài: Rừng xà nu, ngắn 1
I Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932 quê ở vùng đất Quảng Nam. Ông từng tham cách mạng nhưng là trên mặt trận báo chí. Chính những năm tháng hoạt động trong quân đội đã giúp ông trưởng thành và có vốn hiểu biết sâu rộng. Ông cũng có nhiều tác phẩm gây được tiếng vang lớn như: Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đất Quảng, Rẻo Cao....
2. Tác phẩm.
Tác phẩm “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành viết vào năm 1965. Đó là khoảng thời gian cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra cam go và khốc liệt. Tác phẩm ra đời đã đóng góp một phần không nhỏ vào tinh thần kháng chiến của dân tộc ta lúc bấy giờ.
II. Phân tích tác phẩm
Câu 1: (trang 48 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Ý nghĩa của truyện ngắn:
a, nhan đề tác phẩm:
+ “Rừng xà nu” là kỉ niệm của nhà văn về con người và núi rừng Tây Nguyên.
+ Tiêu biểu cho tinh thần và ý chí quật cường của con người Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
b, Rừng xà nu dưới tầm đại bác:
Mặc dù nằm dưới những cơn mưa bom bão đạn nhưng cây xà nu vẫn quật cường, hiên ngang. Có lẽ qua hình ảnh này tác giả muốn gửi gắm tới người đọc tinh thần chiến đấu của dân làng Xô Man cũng như người dân Tây Nguyên không bao giờ bị khuất phục trước kẻ thù.
c, Hình ảnh quen thuộc lặp đi lặp lại trong tác phẩm như muốn nhấn mạnh sức mạnh về sự sống trường tồn của cánh rừng.
Câu 2: (trang 48 SGK ngữ văn 12 tập 2)
a.
- Người anh hùng mà cụ Mết kể trong đêm dài có phẩm chất đáng quý: dũng cảm, gan dạ, không sợ hi sinh,có tình yêu và tinh thần trung thành với cách mạng.
- So với nhân vật A Phủ, hình tượng Tnu có điểm mới mẻ là:
+ Tnu đã được lí tưởng cách mạng soi sáng khi còn nhỏ
+không phải sống trong kiếp nô lệ như A Phủ, được anh Quyết rèn luyện
b.
Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc lại tới bốn lần việc Tnú không cứu được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”: phải dùng bạo lực cách mạng để trị bọn phản cách mạng
c,
- Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man làm sáng ngời chân lí của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ: con đường sống duy nhất là phải cầm vũ khí đứng lên.
- Cụ Mết muốn chân lí ấy phải được ghi, được truyền cho con cháu vì đó là bài học đúc kết từ kinh nghiệm chiến đấu của cha ông ta, nó là thứ thuốc duy nhất cứu được dân tộc ta thoát khỏi ách thống trị.
d.
Vai trò của các nhân vật
- Cụ Mết: là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, sức mạnh đoàn kết
- Mai, Dít: là vẻ đẹp của thế hệ hiện tại
- Bé Heng: là thế hệ tương lai, đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng.
Câu 3:(trang 49 SGK ngữ văn 12 tập 2)
- Hình ảnh rừng xà nu và nhân vật Tnu gắn kết hữu cơ, khăng khít với nhau: tạo sự gần gũi giữa thiên nhiên núi rừng và con người. Bên cạnh đó cũng là sự tương trợ, biểu tượng cho nhau, làm nổi bật nên ý chí kiên cường và sự hùng vĩ, thiêng liêng của con người và thiên nhiên vùng đất Tây Nguyên.
Câu 4: (trang 49 SGK ngữ văn 12 tập 2)
Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm:
- kết cấu đầu cuối khép kín: mở đầu bằng hình ảnh cây xà nu và kết thúc cũng bằng hình ảnh cây xà nu.
- Ngôn ngữ, tính cách nhân vật: khắc họa đậm nét Tây Nguyên
III. Luyện tập
Hình ảnh đôi bàn tay Tnu:
- khi chưa bị đốt: đây là đôi bàn tay của nghị lực viết chữ, học chữ, đôi bàn tay của ý chí chiến đấu căm thù giặc
- Khi bị đốt: vẫn vững vàng, can đảm cầm vũ khí
2. Soạn bài: Rừng xà nu, ngắn 2
---------------HẾT----------------
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Nghị luận xã hội về lòng trung thực để học tốt môn Ngữ Văn 12 hơn. Hơn nữa, Bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 12 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
Văn mẫu lớp 12 chính là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 12 học tốt môn văn. Trong tài liệu Văn mẫu lớp 12 gồm có các bài văn mẫu như văn nghị luận, thuyết minh, văn biểu cảm ... giúp các em học sinh dễ dàng tìm và tham khảo bài văn cũng như bổ sung kiến thức hiệu quả.
Rừng xà nu là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Soạn bài Rừng xà nu sẽ cùng các em tìm hiểu về những đặc sắc nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn qua việc trả lời 5 câu hỏi trong SGK. Các em hãy cùng tham khảo để giúp cho việc học và chuẩn bị bài ở nhà cũng được hiệu quả hơn.
- Mở bài truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
- Phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu
- Ý nghĩa của nhan đề và hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu
- Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Ngữ văn lớp 12
- Phân tích hình tượng rừng xà nu
- Soạn bài Những đứa con trong gia đình, Ngữ văn lớp 12