Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày
I. Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày - Chuẩn bị đọc:
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị đọc:
Theo em, thế nào là keo kiệt ?
- Theo em, keo kiệt đồng nghĩa với bủn xỉn, chỉ biết giữ tài sản cho riêng mình, không chia sẻ với bất kì ai khác, kể cả gia đình, người thân.
II. Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày - Trải nghiệm cùng văn bản:
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần trải nghiệm cùng văn bản:
1. Suy luận: Câu trả lời này thể hiện nét tính cách gì của người chủ nhà?
- Câu trả lời đã thể hiện sự keo kiệt, bủn xỉn, tính toán của người chủ nhà. Tìm mọi cách để không cần chi tiền cho người đầy tớ.
2. Dự đoán: Vì sao lời giải thích của nhân vật ông hà tiện lại gây bất ngờ đối với người đọc?
- Bởi vì ông hà tiện không hề nghĩ tới nỗi đau của mình mà còn cảm thấy vui vẻ, may mắn vì không bị hỏng giày. Đây là lối suy nghĩ kì lạ, khó hiểu.
III. Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày - Suy ngẫm và phản hồi:
* Gợi ý trả lời câu hỏi suy ngẫm và phản hồi:
Câu hỏi 1 trang 81 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:
- Đề tài của hai truyện "Vắt cổ chày ra nước" và "May không đi giày" chính là thói keo kiệt, hà tiện.
- Hai nhan đề đã thâu tóm được nội dung của mỗi văn bản, khái quát được sự keo kiệt, hà tiện của các nhân vật.
Câu hỏi 2 trang 81 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:
- Bối cảnh trong hai truyện cười này đều không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ - Bối cảnh không xác định.
Câu hỏi 3 trang 81 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:
- Nhân vật người chủ nhà trong truyện "Vắt cổ chày ra nước" và nhân vật ông hà tiện trong "May không đi giày" là đối tượng mà tiếng cười hướng đến - Đây là hai nhân vật mang thói hư tật xấu phổ biến trong xã hội: thói hà tiện, keo kiệt.
Câu hỏi 4 trang 81 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:
Câu hỏi 5 trang 81 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:
- Câu nói: "Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!" của nhân vật người đầy tớ đã khắc họa rõ tính cách keo kiệt của ông chủ nhà.
- Câu nói "... may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giàu rồi còn gì!" của nhân vật "ông hà tiện" khắc họa bản chất hà tiện của chính nhân vật này.
- Những câu nói này giúp khắc họa rõ nét bức chân dung lạ đời của các nhân vật và tạo ra tiếng cười cho câu chuyện.
Câu hỏi 6 trang 81 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:
- Tác giả dân gian sáng tại các câu chuyện trên với mục đích phê phán thói keo kiệt, hà tiện và mang tới tiếng cười cho người đọc.
- Tác giả dân gian đã quan sát những thói hư tật xấu dưới góc nhìn hài hước, xây dựng những tính cách lạ lùng, qua đó phê phán các hiện tượng tiêu cực này.
Câu hỏi 7 trang 81 Sgk Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:
Keo kiệt và tiết kiệm là hai tính cách hoàn toàn khác nhau. Tiết kiệm là một đức tính tốt, có lợi cho bản thân và mọi người. Người biết tiết kiệm thường sử dụng các tài nguyên như tiền bạc, thức ăn,... sao cho phù hợp với hoàn cảnh, không phung phí, để dành những tài nguyên đó để khi cần có thể lấy ra sử dụng hoặc giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, keo kiệt lại là sự tiết kiệm quá mức, dẫn đến bủn xỉn, hà tiện. Người keo kiệt chỉ giữ khư khư tài nguyên làm của riêng mình mà không chia sẻ cho bất cứ ai. Dần dần, họ sẽ bị mọi người xa lánh. Vậy nên, chúng ta cần học thói quen tiết kiệm. Đồng thời,không nên keo kiệt với người khác, nhất là bạn bè, gia đình của mình.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Nhờ những suy nghĩ lạ lùng, lời nói bất ngờ của nhân vật mà tiếng cười đã được bật ra. Đây là tiếng cười phê phán, lên án những thói xấu trong xã hội. Mời em xem thêm một vài bài soạn khác cũng nằm trong chương trình Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông; Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.