Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 7 Cánh Diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 lớp 7 ngắn nhất Cánh Diều
 

*Gợi ý trả lời các câu hỏi:

Câu hỏi 1 trang 62 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
a) Từ Hán Việt: "thanh cao", "giản dị".
- "Thanh cao": trong sạch, cao thượng vượt người bình thường..
- "Giản dị": đơn giản.
b. Từ Hán Việt: "khai hoang".
- "Khai hoang": mở mang, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang.
c. Từ Hán Việt: "nông dân".
- "Nông dân": người lao động làm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
d. Từ Hán Việt: "bất khuất".
- "Bất khuất": không chịu khuất phục.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều

Câu hỏi 2 trang 62 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ Hán Việt:
a)
- Từ "giác" trong "tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác" nghĩa là góc.
- Từ "giác" trong "vị giác, thính giác, thị giác" nghĩa là sự cảm nhận..
b)
- Từ "lệ" trong "luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ" chỉ quy định, phép tắc.
- Từ "lệ" trong "diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ." chỉ sự đẹp, xa hoa.
c)
- Từ "thiên" trong "thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ" chỉ ngàn năm.
- Từ "thiên" trong "thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử" chỉ trời cao.
- Từ "thiên" trong "thiên cư, thiên đô" là dịch chuyển, đi lại.
d)
- Từ "trường" trong "trường ca, trường độ, trường kì, trường thành": dài, xa.
- Từ "trường" trong "chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.": địa điểm diễn ra một hoạt động nào đó.
Câu hỏi 3 trang 62 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
+ Tham dự buổi chiêu đãi có ngại đại sứ và phu nhân.
+ Về nhà ông lão đem chuyện kể cho vợ nghe.
+ Phụ nữ Việt Nam, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
+ Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
+ Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa
+ Các tiết mục của đội văn nghệ nhi đồng thành phố được cổ vũ nhiệt tình.
Câu hỏi 4 trang 63 Sgk Ngữ văn 7 - tập 2:
Sau khi đọc xong tùy bút "Cây tre Việt Nam" em cảm nhận được nhiều vẻ đẹp của cây tre. Cây tre gắn bó với cuộc sống của người nông dân từ muôn đời nay. Tre góp công vào những cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Tre xung phong kháng chiến, kiên cường, bất khuất như những người anh hùng dũng cảm. Tre giữ làng, giữ nước và là cánh tay đắc lực của người nông dân. Không chỉ vậy, tre còn gắn bó với đời sống cả dân tộc. Theo thời gian, cây tre sẽ mãi là biểu tượng gắn liền với đất nước, con người Việt Nam. Qua văn bản, em thấy thêm yêu, thêm trân trọng những loài cây giản dị như tre.
- Từ Hán Việt:
+ "Trường kì": lâu dài.
+ "Nông dân": Người làm ruộng.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Hy vọng bài soạn trên sẽ giúp ích cho các em có định hướng khi làm bài tập về từ Hán Việt. Mời các em xem thêm các bài văn mẫu lớp 7 chất lượng như: Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà chất lượng, Soạn bài Trưa tha hương đầy đủ nhất.

Nếu các em còn bối rối và băn khoăn trong cách sử dụng từ Hán Việt thì có thể theo dõi bài Soạn Thực hành tiếng Việt Ngữ văn 7, Cánh Diều, học kì II do Taimienphi.vn cung cấp. Để có thêm gợi ý về cách dùng từ Hán Việt nhé!
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Soạn bài Chích bông ơi! ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, Cánh Diều

ĐỌC NHIỀU