Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, Ngữ văn lớp 7 - Cánh Diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2 SGK Ngữ Văn 7 tập 1

1. Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì.

Trả lời:

- Trong hai khổ thơ đầu bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp và có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa:

+ "còng" đối lập với "thẳng".

+ "xanh rờn" đối với "bạc trắng".

+ "cao" với "thấp".

+ "giời" với "đất"

=> Tác dụng:

+ Khắc họa hình ảnh mẹ ngày một già yếu, trái ngược với hình ảnh cây cau.

+ Bộc lộ cảm xúc buồn thương, xót xa của tác giả khi thấy mẹ già đi.

2. Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

(Đỗ Trung Lai)

Trả lời:

- Tác dụng miêu tả: Biện pháp tu từ so sánh "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ" được sử dụng trong khổ thơ gợi lên dáng vẻ già nua của mẹ theo thời gian.

- Tác dụng biểu cảm: Thể hiện sự xúc động, xót xa của người con trước sự già yếu của mẹ.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều

3. Câu hỏi "Sao mẹ ta già?" trong bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?

Câu hỏi tu từ "Sao mẹ ta già?" được sử dụng để thể hiện nỗi xót xa của người con khi thời gian trôi qua nhanh kéo theo sự hao gầy, già yếu của người mẹ thương yêu.

4. Tìm các câu hỏi trong bài thơ "Ông đồ" (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì?

- Câu hỏi tu từ: "Người thuê viết nay đâu?", "Hồn ở đâu bây giờ?"

=> Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc của nhà thơ khi hoài niệm một thời xa xưa, nghệ thuật thư pháp dần mất đi vị thế và con người càng lãng quên đi những giá trị tốt đẹp.

Việc chỉ ra tác dụng của biện pháp so sánh và câu hỏi tu từ sẽ giúp học sinh hiểu được ý nghĩa hàm ẩn trong văn bản. Các em đừng quên trên Taimienphi.vn còn cung cấp rất nhiều bài soạn và văn mẫu chất lượng. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!

Taimienphi.vn còn chia sẻ thêm nhiều bài soạn văn mẫu lớp 7 khác, các em cùng tham khảo thêm:
- Soạn bài Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
- Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, Ngữ văn 7, Cánh Diều giúp các em củng cố kiến thức về biện pháp so sánh và câu hỏi tu từ trong các văn bản đọc. Nếu gặp khó khăn khi chuẩn bị bài, các em hoàn toàn có thể tham khảo bài soạn mẫu dưới đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, Cánh Diều

ĐỌC NHIỀU