Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo: Thực hành tiếng Việt bài 1 ngắn gọn

1. Tìm phó từ trong những trường hợp sau, cho biết các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào:
Trả lời:

2. Trong những trường hợp sau, phó từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ nào? Xác định ý nghĩa bổ sung trong từng trường hợp.
Trả lời:

3. Cho 2 câu sau:
a. Trời tối.
b. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân.
Dùng phó từ để mở rộng các câu trên. Nhận xét về sự khác nhau về nghĩa giữa câu đã cho và câu mở rộng trong từng trường hợp.
Trả lời:
a. Trời sắp tối. (dùng phó từ "sắp" để mở rộng)
- Nhận xét:
+ Câu gốc "Trời tối" chỉ trời đã tối.
+ Câu "Trời sắp tối": câu được bổ sung ý nghĩa về thời gian, chỉ sự việc xảy ra trong tương lai, sau thời điểm nói: trời chưa tối hẳn, bầu trời vừa bước qua hoàng hôn và chuẩn bị bước vào thời điểm đêm tối.
b. Bọn trẻ đang đá bóng ngoài sân (dùng phó từ "đang" để mở rộng)
- Nhận xét:
+ Câu gốc mang ý nghĩa kể lại sự việc bọn trẻ đá bóng ở ngoài sân.
+ Câu mở rộng bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn, chỉ việc bọn trẻ vẫn đang tiếp tục hoạt động đá bóng ở sân.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
"Khi hạt nảy mầm
Nhú lên giọt sữa
Mầm đã thì thầm
Ghé tai nghe rõ."
(Trần Hữu Thung, "Lời của cây")
Trả lời:
- Biện pháp nhân hóa "mầm đã thì thầm".
=> Tác dụng:
+ Khắc họa hình ảnh mầm cây sinh trưởng nảy nở và từ cảm nhận của nhà thơ, hạt mầm cũng giống như con người.
+ Thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết cùng những quan sát tinh tế, sự nâng niu, yêu thương của tác giả với hạt mầm nhỏ bé.
- Biện pháp ẩn dụ "giọt sữa".
=> Tác dụng:
+ Gợi tả rõ nét hình ảnh hạt cây nảy mầm và nhú ra khỏi sự bảo bọc, khoác lên mình một bộ áo màu trắng đục như giọt sữa.
+ Thể hiện cái nhìn tinh tế, tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả dành cho hạt mầm.
5. Trong đoạn thơ sau, nếu thay từ "phả" bằng từ "tỏa" hay "quyện" thì nội dung câu thơ thay đổi như thế nào? Vì sao?

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về."

(Hữu Thỉnh, "Sang thu")

Trả lời:
Nếu thay từ "phả" bằng từ "tỏa" hay "quyện" thì nội dung câu thơ sẽ có sự thay đổi. Vì từ "phả" gọi sự lan tỏa thành luồng của làn hương, còn từ "tỏa" chỉ gợi sự lan truyền hương thơm ra xung quanh không khí, "quyện" gợi sự bền chặt, không thể tách rời của hương thơm. Như vậy, việc tác giả sử dụng từ "phả" đã cho ta thấy sự tinh tế trong việc lựa chọn ngôn từ và thành công trong việc gợi nên hương thơm của trái ổi trong không khí đầu thu.
6. Trong Từ điển tiếng Việt, từ "dềnh dàng" có 2 nghĩa sau: (1) chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết; (2) to lớn và gây cảm giác cồng kềnh. Theo em, từ "dềnh dàng" trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa nào? Dựa vào đầu em có thể xác định được như vậy?

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

(Hữu Thỉnh, "Sang thu")

Trả lời:
- Từ "dềnh dàng" trong đoạn thơ được hiểu theo nghĩa thứ nhất: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.
- Em có thể xác định được như vậy vì:
+ Nếu đọc kĩ khổ thơ thứ nhất và khổ thơ thứ hai, ta sẽ bắt gặp các từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật như "chùng chình", "vội vã". Đây cũng là những từ miêu tả mang ý nghĩa có liên quan đến thời gian. Chính vì thế, từ "dềnh dàng" trong bài thơ cũng mang ý nghĩa tương tự hai từ trên và được hiểu theo nghĩa thứ nhất.
+ Ngoài ra, từ "dềnh dàng" phù hợp để khắc họa hình ảnh dòng sông chầm chậm chảy trong thời khắc giao mùa, thể hiện chủ đề tác phẩm.

Như vậy, nội dung tham khảo trên đây đã gợi ý một vài định hướng cho em về các bài tập liên quan đến phó từ, biện pháp tu từ. Hi vọng em sẽ nắm chắc kiến thức lí thuyết trong bài và biết vận dụng để thực hành. Chúc các em học tập tốt môn Ngữ văn 7.

Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Con chim chiền chiện (Huy Cận), Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

Bài soạn Thực hành tiếng Việt bài 1, Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp em hiểu rõ hơn về đặc điểm của phó từ và các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu. Em hãy tham khảo để hoàn thiện bài tập của mình nhé!
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6, CTST
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 ngắn gọn, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 9 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - CTST
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, CTST
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo

ĐỌC NHIỀU