Soạn bài Thề nguyền
Soạn bài Thề nguyền - Ngữ văn 11 Cánh diều
Đáp án: B. Rèm the.
Đáp án: B. Hoán dụ.
Đáp án: C. Thơ mộng, thiêng liêng.
Đáp án: C. Mạnh dạn và chủ động.
Hai câu thơ "Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao" đã cho thấy Kiều đang sống trong tâm trạng lo lắng. Niềm hạnh phúc ngay lúc này hiện hữu vô cùng rõ nét. Thế nhưng nàng vẫn bất an, lo lắng, sợ hãi về sự xa cách, chia lìa.
- Nhận định của Hoài Thanh: "Gót chân nàng "thoăn thoắt" đi sang nhà Kim Trọng, cái hình ảnh nàng "Xăm xăm băng nẻo vườn khuya một mình" bây giờ đây vẫn còn có thể làm cho một số người ngơ ngác, phân vân".
- Trong xã hội phong kiến với đầy những quy tắc, luật lệ hà khắc, người phụ nữ phải chịu nhiều bó buộc, tủi cực. Họ không có tiếng nói riêng, không có quyền đứng lên đi tìm hạnh phúc cho bản thân mình. Ấy thế mà ở trang thơ Nguyễn Du, nàng Kiều đã "Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" để đi tìm gặp Kim Trọng. Hành động này vừa thể hiện sự táo bạo của Kiều, vừa chứng minh khát vọng tự do, mong muốn tìm kiếm tình yêu của tuổi trẻ. Đây không phải là điều mà ai cũng làm được, dù là trong xã hội xưa hay thậm chí cả ngày nay. Sự dạn dĩ ấy xuất phát từ một người con gái như một cách phản kháng lại những định kiến của xã hội xưa. Hoài Thanh đã nhìn nhận được điểm độc đáo ấy và viết lên những lời nhận xét như trên. Qua đây, độc giả cũng thấy được tài năng cũng như cái nhìn vượt thời đại mà Nguyễn Du đem lại.
Soạn bài Thề nguyền - Ngữ văn 11 Cánh diều
- Không gian của cuộc thề nguyền đã được Nguyễn Du xây dựng hết sức nên thơ, lãng mạn nhưng cũng vô cùng thiêng liêng, trang trọng. Đó là một đêm trăng tình yêu với "vừng trăng vằng vặc giữa trời". Ánh trăng cũng trong trẻo, thanh khiết như tình yêu thủy chung, son sắt, vượt lên trên mọi lễ giáo hà khắc thời phong kiến của đôi Kim - Kiều.
Ý nghĩa của hình tượng "trăng" trong tác phẩm:
- Biểu tượng cho sự đoàn viên, sum họp, đủ đầy.
- Biểu tượng cho hạnh phúc trọn vẹn, mĩ mãn.
- Thể hiện tình yêu trong sáng, thuần khiết.
- Là nhân chứng cho tình yêu mãnh liệt, thủy chung, sắt son của cặp đôi Kim - Kiều.
Qua văn bản "Thề nguyền", em thấy tình yêu của đôi Thúy Kiều - Kim Trọng có sự đan xen, kết hợp giữa nét truyền thống và nét hiện đại:
- Nét truyền thống:
+ Tình yêu chân thành, sâu sắc.
+ Sự đồng lòng.
+ Sự thủy chung, tấm lòng sắt son.
- Nét hiện đại:
+ Phá bỏ rào cản của những lễ giáo phong kiến hà khắc.
+ Tình yêu tự do, đến từ cả hai phía.
+ Một lòng hướng đến tình yêu đích thực.
"Truyện Kiều" là một kiệt tác của nền văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Trong đó, đoạn trích "Thề nguyền" đã nói lên tư tưởng, cái nhìn hết sức nhân văn, đi trước thời đại của Nguyễn Du. Sau lần chạm mặt đầu tiên, Thúy Kiều và Kim Trọng đã phải lòng nhau. Họ tìm cơ hội tiếp cận lại sau đó, trao cho nhau kỉ vật để làm tin. Một lần cả nhà sang ngoại chơi, Kiều đã quyết định tìm gặp chàng Kim. Cả hai người cùng làm lễ, thề nguyền gắn bó dưới vầng trăng sáng. Ở đây, Nguyễn Du đã ca ngợi khát vọng tình yêu tự do mãnh liệt, vượt qua mọi rào cản định kiến của đôi trai gái. Hình ảnh nàng Kiều - người con gái nhà danh gia vọng tộc, lại "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" tìm gặp người yêu như một lời phản bác, đả kích những lễ giáo phong kiến hà khắc thời bấy giờ. Bên cạnh đó, tác giả cũng thể hiện bút pháp nghệ thuật tài hoa của mình khi sử dụng hàng loạt điển tích, điển cố kết hợp với phép ẩn dụ vô cùng khéo léo. Từ đây, bày tỏ lòng ngợi ca dành cho tình yêu, khát vọng hạnh phúc mà con người luôn hướng tới.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Bài thơ "Thề nguyền" đã khép lại bài số 2 trong chương trình học kì I. Hi vọng các em đã tích góp đủ kinh nghiệm cho mình để có thể tự tiếp cận và khai thác những tác phẩm tương tự nhé. Mời em tham khảo thêm một số bài soạn khác trên Taimienphi. vn như: Soạn bài Chí phèo, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Tấm lòng người mẹ, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Kép Tư Bền, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều