Soạn bài Tấm lòng người mẹ
Soạn bài Tấm lòng người mẹ - Ngữ văn 11 Cánh diều
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
- Sinh ngày 26/2/1802, mất ngày 22/5/1885.
- Là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch, chính trị gia nổi tiếng người Pháp. Bên cạnh đó, ông còn có tài năng hội họa xuất chúng nhưng đã giấu đi vì sợ các tác phẩm văn học của mình sẽ bị lu mờ.
- Huy-gô là một trong những gương mặt tiêu biểu, là "đầu tàu" của văn học theo chủ nghĩa lãng mạn Pháp, cống hiến lớn cho sự đổi mới thơ ca và sân khấu.
- Được Huy-gô lên kế hoạch từ những năm 1830 nhưng phải mất 17 năm nữa để hoàn thiện và xuất bản (1862). Đây là cuốn tiểu thuyết có tác động không tưởng đến xã hội Pháp.
- Ngay từ ban đầu, cuốn tiểu thuyết đã được Huy-gô khẳng định "sẽ là một trong những đỉnh cao, nếu không muốn nói là nổi bật nhất trong sự nghiệp của tôi".
- Truyện lấy bối cảnh xã hội Pháp những năm đầu thế kỉ XIX để kể về cuộc đời của cựu tù khổ sai Giăng Van-giăng. Từ đó, nói lên mối quan hệ, bản chất của thiện - ác, tốt - xấu.
- "Những người khốn khổ" là cuốn tiểu thuyết với hệ thống nhân vật đồ sộ. Mỗi nhân vật lại có cuộc đời, hoàn cảnh khác nhau, được nối liền nhờ câu chuyện về Giăng Van-giăng.
- Tác phẩm đã nhiều lần được chuyển thể thành phim, kịch.
* Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:
- Truyện sử dụng ngôi kể thứ 3: Người kể ẩn mình, không trực tiếp xuất hiện.
- Câu đầu và câu cuối phần 1 đã nói lên hoàn cảnh khốn khó, cùng cực của Phăng-tin: vừa bị đuổi việc, vừa bị giày vò bởi bọn chủ nợ.
- Phần 2 kể về sự việc Phăng-tin phải bán đi mái tóc vàng óng ả tuyệt đẹp của mình, lấy tiền mua váy len gửi về để Cô-dét mặc. Tuy nhiên vợ chồng Tê-nác-đi-ê lại lấy cái váy mặc cho Ê-pô-nin, còn Cô-dét thì vẫn phải chịu cảnh rét run cầm cập. Đồng thời, phần này cũng nói lên tâm trạng uất hận cùng hoàn cảnh tệ hại, sa đọa đến đáng thương của Phăng-tin.
- Phần 3 kể về việc vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa Phăng-tin rằng Cô-dét mắc sốt ban, cần gấp bốn mươi phơ-răng. Phăng-tin đã phải chấp nhận bán đi hai chiếc răng cửa của mình để đổi lấy hai đồng vàng gửi về chữa bệnh cho con.
- Đối với Phăng-tin, hai đồng vàng là số tiền vô cùng lớn mà cô có mơ cũng không kiếm được. Nhưng đó cũng là số phí để cứu mạng đứa con gái bé bỏng Cô-dét. Tình cờ, hai chiếc răng cửa của cô có thể đổi được hai đồng vàng quý giá kia. Đây chính là chi tiết khiến Phăng-tin phải đưa ra lựa chọn: vì bản thân hay vì con gái?
- Việc Phăng-tin đọc bức thư một lần nữa cho thấy sự phân vân, đấu tranh nội tâm sâu sắc của cô. Phăng-tin phải lựa chọn giữa tôn nghiêm, dáng vẻ của bản thân và sự sống của con gái nơi xa.
Sau khi bán tóc, bán răng, cuộc sống của Phăng-tin dường như ngày càng trở nên vô nghĩa, bế tắc hơn:
- Phăng-tin không còn quan tâm đến ngoại hình, không còn biết xấu hổ, không thiết làm dáng nữa.
- Phăng-tin mặc kệ cuộc sống: chuyển lên ở căn gác xép tồi tàn, không có giường, cây hồng chết khô,...
- Phăng-tin bị chủ nợ dồn vào đường cùng, sức khỏe ngày càng đi xuống.
- Phăng-tin bị nhà Tê-nác-đi-ê vòi tiền, dọa đuổi Cô-dét đi, để cô bé tự sinh tự diệt.
- Sau khi đọc thư của nhà Tê-nác-đi-ê, tâm trạng của Phăng-tin có thể gần như rơi vào tuyệt vọng. Một trăm phơ-răng là số tiền lớn không tưởng mà cả đời cô đi làm cũng khó mà kiếm nổi. Thế nhưng nếu không đưa cho chúng số tiền ấy, Cô-dét đáng thương sẽ bị đuổi ra khỏi nhà. Điều này sẽ khiến Phăng-tin tuyệt vọng, bất lực.
Soạn bài Tấm lòng người mẹ - Ngữ văn 11 Cánh diều
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
- Nội dung chính trong đoạn trích "Tấm lòng người mẹ" là câu chuyện Phăng-tin và những điều cô hi sinh cho đứa con gái thân yêu. Tuy bị đuổi khỏi xưởng, phải gồng mình gánh những món nợ chồng chất nhưng bất kể nhà Tê-nác-đi-ê bảo con gái cần gì, cô đều đáp ứng đủ. Phăng-tin còn phải bán cả tóc, cả răng của mình, thậm chí làm đi làm gái điếm để lấy tiền nuôi con. Tất cả đã thể hiện sự hi sinh cao cả của một người mẹ khốn khổ.
- Tình huống truyện: Phăng-tin là một người phụ nữ nghèo khổ, khốn khó. Cô bị đuổi việc, liên tục chịu áp lực tài chính từ bọn chủ nợ và vợ chồng nhà Tê-nác-đi-ê. Để có tiền cho con, Phăng-tin phải bán tóc, bán răng và thậm chí là bán thân.
- Các chi tiết nói về không gian: "Mùa đông không có hơi ấm ... Mặt Trời trông thiểu não như một người nghèo"; "đọc bức thư một lần nữa ở cầu thang"; "phía phố Pa-ri là phố các quán cơm"; "... trên gác xép sát mái nhà ... một vành băng trong lòng cóng";...
- Các chi tiết nói về thời gian: "một ngày cuối đông"; "Đến tối"; "Hôm sau, trời chưa sáng"; "Đêm nào nàng cũng nghĩ ngợi và khóc lóc";...
- Ý nghĩa: Lột tả chân thực hoàn cảnh đáng thương, bần cùng, khốn khổ của người phụ nữ nghèo. Từ đó, làm nổi bật lên tình mẫu tử cao cả, thiêng liêng.
- Hoàn cảnh của Phăng-tin:
+ Người phụ nữ nghèo khổ, vừa bị đuổi khởi xưởng vừa phải gánh trên vai số nợ lớn.
+ Ngày đêm vất vả làm lụng để kiếm tiền gửi về nuôi con.
+ Bị nhà Tê-nác-đi-ê lừa hết lần này đến lần khác để kiếm cớ vòi tiền.
- Những hành động của Phăng-tin:
+ Bán đi mái tóc dài để có tiền mua váy len cho con.
+ Bán hai chiếc răng cửa, đổi lấy hai đồng vàng để chữa bệnh cho con.
+ Đi làm gái điếm để kiếm tiền gửi về cho vợ chồng Tê-nác-đi-ê vì họ dọa sẽ đuổi Cô-dét ra đường.
- Phăng-tin tuy sống trong hoàn cảnh khó khăn, bần cùng nhưng vẫn luôn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con. Cô đánh đổi mọi thứ, hết mực yêu thương và mong con mình được sống tốt, sống khỏe.
Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện:
+ Sự bất bình, lên án dành cho những kẻ tham lam, vô đạo đức, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.
+ Tố cáo xã hội đầy rẫy bất công đã đẩy những người lao động lương thiện vào đường cùng.
+ Gửi gắm khát vọng về một xã hội văn minh, công bằng, nơi con người có cuộc sống yên bình, đủ đầy và hạnh phúc.
Qua đoạn trích "Tấm lòng người mẹ", bối cảnh xã hội - văn hóa Pháp thời bấy giờ hiện lên với những nét nổi bật như:
- Cuộc sống khốn cùng, bế tắc trong đói khát mà người dân phải chịu đựng dưới thời cai trị của của Na-pô-lê-ông I.
- Con người lừa lọc, chèn ép lẫn nhau để làm lợi cho bản thân.
- Tấm lòng bao dung cao cả của người mẹ dành cho đứa con gái nhỏ -> Lí tưởng cao đẹp sáng lên giữa xã hội vô cảm.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Qua đoạn trích "Tấm lòng người mẹ", ta cũng phần nào hiểu hơn cái nhìn và thái độ của đại văn hào Huy-gô đối với những số phận nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội. Để có cái nhìn bao quát hơn về chủ đề này, em hãy ghé qua Taimienphi.vn để tham khảo thêm các bài soạn khác nhé: Soạn bài Chí phèo, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Kép Tư Bền, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều