Soạn bài Ôn tập văn bản biểu cảm

Hướng dẫn giải:

Các em đã học 9 bài về văn biểu cảm và làm 2 bài tập làm văn về văn biểu cảm (Loài cây em yêu và Cảm nghĩ về người thân). Như vậy, các em đã có một số hiểu biết nhất định về văn biểu cảm và cũng đã được rèn luyện kĩ năng về cách làm kiểu văn này. Trong bài ôn tập, cân chốt lại một số vấn đề quan trọng của văn bản biểu cảm.

Câu 1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm
Văn miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng người, vật, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận được nó; còn văn biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

Câu 2. Sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm
Văn tự sự nhằm kể lại một câu chuyện (sự việc) có đầu, có đuôi, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả; còn trong văn biểu cảm, tự sự chỉ làm nền để nói lên cảm xúc qua sự việc. Do đó tự sự trong văn biểu cảm thường nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm, chứ không cần đi sâu vào nguyên nhân, kết quả.

Câu 3. Vai trò và nhiệm vụ của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể, bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.

Câu 4. Thực hiện qua 3 bước: tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài; viết thành bài văn biểu cảm.

Câu 5. Qua các bài, đoạn văn biểu cảm đã học, em hãy thống kê lại các biện pháp tu từ mà tác giả đã dùng và nêu tác dụng biểu cảm của nó. Từ đó, em có thể chứng minh: ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ và giải thích lí do.

----------------HẾT-----------------

Soạn bài Ôn tập văn bản biểu cảm là một nội dung, bài học hay trong SGK Ngữ Văn 7. Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ cùng với phần Soạn bài Chơi chữ để học tốt môn Ngữ Văn lớp 7 hơn.

Trong nội dung soạn bài Ôn tập văn bản biểu cảm hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các em ôn tập toàn bộ kiến thức về văn biểu cảm, nhận biết được sự khác nhau giữa văn miêu tả, tự sự với văn biểu cảm và có kĩ năng thực hành viết văn biểu cảm.
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Soạn bài Ôn tập về dấu câu trang 151 SGK Ngữ văn 6 tập 2
Soạn bài Ôn tập phần làm văn, soạn văn lớp 12
Soạn bài Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) trang 157 SGK
Soạn bài Ôn tập cuối học kì II (tiết 4) trang 164 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 5
Soạn bài Ôn tập phần làm văn, soạn văn lớp 11

ĐỌC NHIỀU