1. Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính gì?
- HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân.
* Gợi ý:
- Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính như trung thực, có tấm lòng nhân ái và bao dung, vị tha.
2. Trong trường hợp nào thì một người được xem là "kẻ mạnh"?
- HS chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận của bản thân.
* Gợi ý:
- Theo em, một người được xem là "kẻ mạnh" trong trường hợp họ tự vươn lên hoàn cảnh khó khăn nhờ chính sức mạnh của bản thân (thể chất hoặc tri thức).
* Hai người bạn đồng hành và con gấu
1. Theo dõi: Sự kiện nào trong truyện làm cho em bất ngờ?
- HS đọc văn bản và chia sẻ suy nghĩ của bản thân.
* Gợi ý:
- Sự kiện trong truyện làm cho em bất ngờ là: người bạn đi trước tìm được cành cây và ẩn mình trong đám lá, bỏ mặc người bạn của mình ở bên dưới.
* Chó sói và chiên con
1. Theo dõi: Chú ý phân biệt lời của người kể chuyện và lời nhân vật
- HS phân biệt lời của người kể chuyện và lời nhân vật.
* Gợi ý:
- Lời người kể chuyện: thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm thuật lại mọi hoạt động của nhân vật, miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.
Ví dụ: "Dòng suối trong, chiên đang giải khát/ Dạ trống không, sói chợt đến nơi".
- Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.
Ví dụ: "- Sao mày dám cả gan vục mõm/ Làm đục ngầu nước uống của ta/ Tội mày phải trị không tha!"
2. Theo dõi: Lời lẽ của chó sói trong truyện có thuyết phục không? Vì sao?
* Gợi ý:
- Lời lẽ của chó sói trong truyện không có sự thuyết phục. Vì đó là những lời lẽ bịa đặt, vu oan, không có căn cứ của một kẻ cậy mạnh mà bắt nạt kẻ yếu.
3. Suy luận: Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Ở đoạn kết, chó sói cố tình văn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích kết tội và ăn thịt chiên con.
1. Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản "Hai người bạn đồng hành và con gấu", "Chó sói và chiên con" theo mẫu dưới đây (làm vào vở). Nhận xét về không gian trong hai văn bản trên.
Trả lời:
=> Nhận xét về không gian trong hai văn bản trên: đây đều là không gian thiên nhiên và thường hay xuất hiện trong truyện ngụ ngôn.
2. Xác định tình huống trong truyện "Hai người bạn đồng hành và con gấu", "Chó sói và chiên con". Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?
Trả lời
3. Tóm tắt truyện "Hai người bạn đồng hành và con gấu".
Trả lời:
Hai người bạn đang đi trong rừng thì bất ngờ gặp phải một con gấu. Người bạn đi trước tìm được một cành cây và ẩn mình trong đám lá. Người bạn kia đành nằm xuống đất, vùi mặt trong cát. Con gấu đến gần người bạn nằm trên đất, ngửi mãi rồi cuối cùng lại bỏ đi. Lúc sau, người bạn trên cây mới trèo xuống gặp bạn rằng gấu đã nói điều gì. Người bạn kia đã đáp lại rằng "không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn".
4. Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong "Chó sói và chiên con" và cho biết lời thoại đã góp phần thể hiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?
Trả lời:
* Tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật:
- Sói yêu cầu chiên phải chịu trừng phạt vì đã làm đục nước của nó nhưng chiên nói rằng nơi chiên và sói uống nước cách nhau hơn hai chục bước.
- Sói tiếp tục kết tội chiên nói xấu sói năm ngoái. Chiên đáp trả lại rằng khi đó chiên chưa ra đời và hiện giờ còn đang bú mẹ.
- Sói này liền kết tội anh của chiên nói xấu sói. Chiên phản bác rằng chiên không có anh em.
- Sói đổ tội cho cả mống nhà chiên, chó, người và nói rằng phải báo thù, sau đó thì ăn thịt chiên con.
* Lời thoại đã góp phần thể hiện đặc điểm của mỗi nhân vật:
- Nhân vật sói: thể hiện được bản tính ác độc bản chất cậy mạnh bắt nạt yếu và cho thấy những lời kết tội vô lý, bịa đặt và lý sự cùn của sói.
- Nhân vật chiên con: thể hiện được sự vô tội và oan ức của chiên con. Đồng thời thấy được sự thông minh, nhanh trí của chiên nhưng lại phải chịu số phận bị kẻ mạnh ức hiếp.
5. Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện.
Trả lời:
6. Trong hai văn bản "Chó sói và chiên con", "Chó sói và cừu non", em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.
- HS nêu lên những cảm nhận cá nhân về văn bản mình thích.
Gợi ý:
- Em thích văn bản "Chó sói và chiên con" hơn. Vì:
+ Hình thức độc đáo: truyện ngụ ngôn kể bằng thơ.
+ Nội dung ý nghĩa: truyện đã mang đến cho em bài học về chân lý và sự công bằng trong cuộc sống, mỗi người cần phải cảnh giác trước những kẻ cậy mạnh ức hiếp những kẻ yếu thế.
Đoạn văn mẫu tham khảo:
Sau khi đọc xong truyện ngụ ngôn "Chó sói và chiên con", em rất ấn tượng với cách kể chuyện bằng thơ của La-phông-ten. Truyện kể về cuộc gặp giữa con sói độc ác nham hiểm và chú chiên con yếu đuối về sức mạnh nhưng lại nhanh nhẹn về cơ trí. Xoay quanh lời bịa đặt vô cớ của sói và lời phân trần của chiên, ta thấy được sự bất công và vô lí của những kẻ cậy mạnh, luôn sẵn sàng chà đạp lên đạo lí, vu khống và bắt nạt, giết hại những kẻ yếu. Từ đây, câu chuyện nhắc nhở chúng ta bài học về kẻ mạnh và kẻ yếu trong cuộc sống, hãy cảnh giác trước những kẻ bạo tàn luôn hống hách, coi thường sự công bằng mà ức hiếp, vùi dập người khác.
Với những bài học ý nghĩa được rút ra từ các văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con, em cần có nhận thức, hành động đúng đắn trong cuộc sống. Ngoài ra, Taimienphi.vn còn biên soạn văn mẫu lớp 7 và tổng hợp rất nhiều nội dung tham khảo khác:
- Soạn bài Biết người, biết ta, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 2, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo