I. Ngôi kể về vai trò trong văn tự sự
1. Ở đoạn 1, tác giả sử dụng ngôi kể thứ 3. Không lộ diện, xuất hiện trong truyện
2. Ở đoạn 2, tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất. Tác gỉa xưng “ tôi"
3. Nhân vật xưng tôi là Dế Mèn.
4. Ở đoạn 1, ngôi kể thứ ba cho phép người kể được kể không giới hạn thậm chí được phép kể chuyện tự do, nói dối. Nhưng ở đoạn 2, người kể xưng tôi, chỉ được kể những gì mình biết, mình đã trải qua
5. Nếu thay ngôi kể cho đoạn 2, thay “ tôi" bằng Dế Mèn câu chuyện sẽ khách quan và sẽ có một đoạn văn mới.
6. Ở đoạn 1, nếu thay ngôi thành tôi kể chuyện, câu chuyện sẽ bị thay đổi về nội dung và ảnh hưởng đến tư tưởng của chuyện nên không nên thay như vậy
II.Luyện tập
Câu 1:
Nếu thay như vâỵ, đoạn văn sẽ trở lên khách quan, và làm cho người đọc một cảm xúc mới lạ
Câu 2:
Nếu thay như vậy, ngôi kể thứ nhất làm cho câu chuyện trở lên sinh động, chân thật như chính mình được trải nghiệm cùng nhân vật
Câu 3:
Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ ba, vì tác giả gọi là Mã Lương chứ không phải xưng tôi
Câu 4:
Trong truyện truyền thuyết người ta không kể theo ngôi thứ nhất mà theo ngôi thứ ba vì đặc điểm thể loại là loại truyện được kể lại, truyền miệng. Nhân vật không có quan điểm hay cảm xúc mà do nhân dân xây dựng lên nhằm mục đích thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình
Câu 5:
Khi viết thư em sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng “ tôi"
Câu 6:
Gợi ý:
Đó là một ngày mùa đông lạnh giá, khi tôi trở về nhà trong cơn mưa phùn, mở cửa ra tôi đã rất bất ngờ vì bố đã mua cho tôi một chiếc áo len mới. Tôi vui mừng mặc nó đi khắp nơi vì đó là chiếc áo đầu tiên cho mùa đông và là màu tôi yêu thích.
I- Trả lời câu hỏi:
Ngôi kể và vai trò của ngôi kể (trang 88 SGK)
Câu hỏi
1. Trong đoạn văn 1, người kể gọi các nhân vật bằng tên của họ: vua, thằng bé, hai cha con, sứ nhà vua, sứ giả. Khi gọi nhân vật bằng tên gọi của họ thì lời kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
Thí dụ: có thể kể ý định thử lần thứ 2 của vua mặc dù đã biết em thông minh qua lần thứ nhất, có thể kể hai cha con ăn cơm ở đâu. Kể sứ nhà vua đem chim sẻ đến và bắt làm ba cỗ thức ăn, kể em bé bảo cha lấy kim đưa cho vua, kể câu nói của em bé với sứ giả, kể việc vua phục em bé lần thứ hai ... (theo ngôi thứ ba).
2. Trong đoạn hai, người kể tự xưng là tôi. Tự xưng mình là tôi, người kể trực tiếp kể ra điều mình nghe, mình thấy, mình nghĩ về mình. Thí dụ: Dế Mèn kể trực tiếp về hình dáng trưởng thành của mình từ càng, đến vuốt cánh và tự hào về sự trưởng thành đó. Với cách xưng hô đó, lời kể làm cho người đọc như được tiếp xúc trực tiếp với nhân vật, nghe nhân vật đối thoại với mình, mình thấy gần gũi với nhân vật trong truyện hơn, đặc biệt là cho hình ảnh nhân vật cụ thể, sống động hơn. (theo ngôi thứ nhất).
3. Trong đoạn hai, người kể xưng tôi là Dế Mèn. Đó không phải là lời kể của Tô Hoài, tác giả câu chuyện, nhưng qua nhân vật tự kể về mình, ta vẫn thấy quan điểm, thái độ của tác giả đối với nhân vật. Khi nhân vật tự xưng tôi để kể, điều thú vị là nhân vật được tự do thể hiện mình, nói được tâm tư của mình (nếu kể theo ngôi thứ 3 thì không làm được). Ta có thể theo lời tự kể mà đóng lại với nhân vật đó. .
“Bởi Dế Mèn ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên Dế Mèn chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, nó đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng của dế mẫn bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sức lợi hại của những chiếc vuốt, Dế Mèn co cẳng lên, đạp lia qua. Đôi cánh của dế trước kia ngắn hun hoắn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi Dế Mèn vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã”.
4. Nếu đem đoạn một kể ở ngôi thứ nhất thì em sẽ gặp khó khăn như sau:
- Xác định ai là ngôi thứ nhất xưng tôi để kể ?
- Nếu kể với với các đối tượng khác nhau thì phải thay đổi cách xưng hô.
Thí dụ: Đây là chuyện của Mã Lương nên nhân vật thứ nhất kể lại chuyện mình phải là Mã Lương. Giả sử Mã Lương kể cho người lớn nghe chuyện mình thì Mã Lương phải xưng em và đoạn văn sẽ như sau:
“Sau lần thứ nhất, vua và hình thần đã chịu em là thông minh. Nhưng vua vẫn muốn thử lần nữa nên hôm sau, khi hai cha con em đang ăn cơm ở công quán, vua lại sai sứ giả đến và đưa cho cha con em một con chim sẻ bắt phải làm ba cỗ thức ăn. Em bảo cho em lấy một cái kim may đưa về cho vua và xin vua rèn cho em một con dao để giết chim. Vua không làm được. Và từ đó, vua mới phục hạn em”.
5. Ngôi kể thứ nhất có thể kể tự do (trang 89 SGK)
II- Luyện tập (trang 89 SGK)
1. - Ngày nào cũng vậy, suốt buổi, Dế Mèn chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, Dế Mèn đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp việc nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được”.
- Đoạn văn đổi ngôi kể không cho biết người kể là ai. Và ta hình dung như có một người đứng bên cạnh Dế, xem Dế hoạt động và kể lại tỉ mỉ.
2. - “Một cái bóng lệ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Tôi định thần nhìn rõ: con mèo già của bà tôi, con mèo vẫn chơi đùa với tôi ngày trước. Con vật nép chân vào mình, khẽ phe phẩy các đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch sanh giương lên nhìn tôi. Tôi mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo”.
- Đoạn văn đổi ngôi kể thể hiện được tình cảm thân yêu, trìu mến của người kể (có thể không phải là Thạch Lam) đối với con mèo, làm cho nhân vật và người kể gần gũi hơn. Đoạn văn do đó, truyền cảm hơn.
3. (trang 90 SGK) Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ ba vì không thấy người kể xưng tôi.
4. Vì người kể không thể là nhân vật sống trong thời kỳ đó được.
5. Khi viết thư, ta sử dụng ngôi thứ nhất.
6. - Kể lại với mẹ cảm xúc khi nhận được quà của bạn.
Tham khảo: “Mẹ ơi ! Con vừa nhận được một cuốn sách hay bạn gửi cho. Con thích quá vì từ lâu con mong có được cuốn sách này. Cuốn sách này rất hay, nó giúp cho con tự học Ngữ văn 6 rất tốt. Mẹ ơi ! Con chỉ mong có tài liệu tham khảo để học Văn thật giỏi từ năm lớp 6 mẹ ạ, vì con muốn sau này, con sẽ làm cô giáo dạy môn Văn. Ô, thích quá, sách ơi!
Sách ơi, mi là bạn của ta, là người dắt dẫn cho ta điểm mười...”
- Kể với bạn những điều thấy được khi đến lớp.
“Ngày nào, tớ cũng đến lớp sớm để cùng mấy đứa ôn bài. Nhưng tớ rất bực là lớp lúc nào cũng bẩn thỉu. Bảng thì không lau. Bàn ghế thì lộn xộn, rác rưởi đầy nền. Nhiều câu viết bậy bạ trên tường. Tớ nghĩ, lớp mình là lớp tiên tiến sao bây giờ lại như vậy. Cậu thấy thế nào ? Có đúng thế không ? Hôm nào họp lớp, tớ với cậu phải đồng thanh góp ý với lớp nhé.
- Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự