Soạn bài Nam Quốc Sơn Hà
* Soạn bài Nam Quốc Sơn Hà - Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
- Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước, của dân tộc và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm.
- Theo em, từ "cư" trong nguyên tích nên dịch là "ngự" (cai quản) vì chủ thể đang được nhắc đến ở đây là "Nam đế" (vua nước Nam). Việc của vua là quản lí và điều hành đất nước. Vậy nên dùng từ "ngự" (cai quản) hợp kí hơn. Nếu dùng từ "ở" (cư trú) sẽ làm mất uy nghiêm của vua và khiến câu thơ bớt trang trọng, không thể hiện rõ khí phách trong bài thơ.
- Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ:
+ Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền (quyền cai quản, điều hành nước Nam của vua Nam) trên phần lãnh thổ của đất nước.
+ Hai câu sau: Khẳng định tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước quân xâm lược.
- Câu thơ cuối đã cảnh báo rằng quân giặc sẽ phải chính mắt nhìn thấy và nhận lấy thất bại thảm hại, bị đánh cho tan tành nếu dám xâm lược nước ta.
- Dựa vào từ "khan" nghĩa là tận mắt chứng kiến' từ "thủ" là chuốc lấy, nhận lấy; từ "hư" nghĩa là tan tành, không còn gì.
- Câu thơ em ấn tượng sâu sắc nhất trong bài là câu thơ đầu tiên "Nam quốc sơn hà Nam đế cư". Đây là một lời khẳng định chắc nịch, thẳng thắn, cho thấy ý thức về chủ quyền đất nước cực kì rõ ràng của tác giả.
- Bài học em rút ra cho bản thân: phải có ý thức kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước, không cho phép bất cứ kẻ thù nào xâm phạm.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Lời lẽ đanh thép cùng khí thế mạnh mẽ của bài thơ đã khiến cho quân địch khiếp sợ mà lùi bước ngay khi đọc xong. Đây xứng đáng được coi là tác phẩm bất hủ của văn chương Việt Nam. Mời em xem thêm những bài mẫu khác như: Soạn bài Qua Đèo Ngang; Soạn bài Thiên Trường vãn vọng