Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, lớp 8
I. TỪ SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT ĐẾN ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
Cho sự việc: (b) Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại
Các bước triển khai
- Sự việc chính 🡪 Giúp bà cụ qua đường lúc xe đông (Bước 1)
- Lựa chọn ngôi kể 🡪 ngôi thứ nhất (Bước 2)
- Xác định thứ tự kể 🡪 không gian, thời gian (Bước 3)
- Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài viết (Bước 4)"
+ Dáng người, nét mặt, làn da
+ Hoàn cảnh sang đường lúc đông người
+ Suy nghĩ, cảm nhận của bản thân khi được giúp đỡ người khác.
- Viết bài hoàn chỉnh🡪 Bước 5
II. LUYỆN TẬP
Câu 1: Sau khi bán đi con chó mà người con để lại lão Hạc có qua nhà tôi chơi. Vừa gặp tôi lão đã báo ngay rằng cậu Vàng đã đi rồi. Tôi hỏi đi hỏi lại lão thì lão một mực trả lời “Bán rồi!Họ vừa bắt xong”. Nhìn lão, tôi biết chắc rằng lão đang rất đau khổ khi phải bán đi con vật vô cùng thân thiết nhưng lão vẫn cố tỏ ra vui vẻ. Lão Hạc cười mà như mếu, tôi mặt ầng ậc nước. Tôi lân la hỏi chuyện thì dường như chạm đến lòng tự trọng của lão, lão Hạc khóc hu hu như con nít.
Câu 2: Khi tả khuôn mặt, nụ cười và cái đầu của lão Hạc nhà văn Nam Cao đã vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm 🡪 tâm trạng dằn vặt, đau khổ của lão Hạc khi quyết định bán chó.
I. Từ sự việc và nhân vật đến văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
a. Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
b. Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại.
c. Em nhận được món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật.
II. Luyện tập
Câu 1:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi, họ vừa bắt xong. Hình như không nói ra được những điều này thì lão không nén nổi xúc động nữa. Nhưng nói ra rồi thì đôi mắt lão ầng ậng những nước. Lão òa khóc và ôm lấy tôi. Tội nghiệp, tôi hỏi cho có chuyện để lão nói cho khuây khỏa:
- Thế nó cho bắt à? Câu hỏi của tôi vô tình chạm vào đúng nỗi đau của lão. Mặt lão đột nhiên dúm lại, lão khóc hu hu những nếp nhăn xô lại, ép vào hai hàng nước mắt chảy ra. Thật là tội nghiệp. Tôi không xót xa về mấy cuốn sách của mình nữa mà chỉ ái ngại cho lão Hạc.
Câu 2:
- Đoạn văn của Nam Cao kết hợp miêu tả và biểu cảm là đoạn tập trung lại chân dung đau khổ của lão Hạc với những chi tiết rất độc đáo: nụ cười như mếu, mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co dúm lại, những vết nhăn xô lại, cái đầu lão nghẹo sang một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít.
- Đoạn văn của em: Hình như không nói được những điều nào thì lão không nén nổi xúc động nữa. Nhưng nói ra rồi thì đôi mắt lão ầng ậng những nước. Lão òa khóc và ôm lấy tôi. Tội nghiệp, tôi hỏi cho có chuyện để lão nói cho khuây khỏa: - Thế nó cho bắt à? Câu hỏi của tôi vô tình chạm vào đúng nỗi đau của lão. Mặt lão đột nhiên dúm lại, lão khóc hu hu những nếp nhăn xô lại, ép vào hai hàng nước mắt chảy ra.
Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Bước 1: Chọn sự việc chính
Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại
- Bước 2: Lựa chọn ngôi kể
Người kể ở ngôi thứ nhất, xưng tôi
- Bước 3: Xác định thứ tự kể
+ Em gặp bà cụ như thế nào
+ Em dắt bà cụ qua đường ra sao và hai bà cháu trò chuyện với nhau như thế nào.
+ Hai bà cháu chia tay nhau như thế nào, cảm xúc của em ra sao?
- Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm
+ Ngoại hình của bà cụ
+ Khung cảnh đường phố đông đúc như thế nào
+ Cụ lúng túng sợ rệt như thế nào khi qua đường
+ Cảm xúc của bản thân khi giúp được bà cụ
- Bước 5: Viết thành đoạn văn
Chiều hôm ấy, một buổi chiều mùa hè với cái nắng chói chang và gay gắt, sau giờ tan học, em cắp sách vở rảo bước về nhà. Nhưng lúc gần về tới nhà, em bỗng nhìn thấy một bà cụ, mái tóc bạc trắng, da nhăn nheo đang đứng chống gậy bên đường với nét mặt căng thẳng và đầy lo lắng. Bà cụ nhìn dòng người vội vã tấp nập trở về nhà, đôi chân nhấp nhửng như muốn qua đường. Em vội đi tới, dừng lại bên cạnh bà cụ và hỏi:
- Cháu chào bà ạ. Sao bà lại đứng ở đây ạ?
Bà cụ quay đầu nhìn em bằng ánh mắt ấm áp, hiền hòa ồn tồn nói:
- Bà đang muốn qua đường nhưng xe đông quá, trời lại vừa mới mưa, đường trơn quá, bà muốn qua đường mà đứng mãi từ nãy giờ không có ai qua để đi cùng cả. Bà lo quá, trời lại sắp mưa nữa rồi, thế này thì bà về nhà tối muộn mất.
Nghe những lời bà cụ nói và nhìn bà cụ lúc này, em muốn làm một việc gì đó giúp cho cụ, em vội cầm lấy bàn tay của cụ và lễ phép nói:
- Thưa bà, để cháu dắt bà qua đường ạ!
Nét mặt bà cụ lúc này rạng rỡ hẳn lên, bà nắm lấy bàn tay bé nhỏ của em. Hai bà cháu dắt nhau qua con đường dưới cái nắng gắt của mùa hạ. Lúc qua đường, hai bà cháu nắm tay nhau thật chặt và thỉnh thoảng nhìn nhau nở một nụ cười thật ấm áp. Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đãgiúp được bà cụ.
Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Vừa trông thấy tôi đang ngồi bên bàn nước, lão cố tỏ ra vui vẻ. Rồi sau đó, lão tiếp ngay câu chuyện:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ.
Tôi hỏi lại:
- Cụ bán rồi sao?
Nét mặt lão đượm buồn, lão nói:
- Bán rồi, họ vừa bắt xong.
À! Thì ra lão vừa bán cậu Vàng - con chó mà lão yêu quý nhất. Lão không dấu nổi cảm xúc của mình nữa, mặt lão đột nhiên co rúm lại, khuôn mặt nhăn nhúm ép cho nước mắt chảy ra. Rồi lão bật khóc nức nở. Tôi xót xa và thương lão đến vô cùng nhưng không giúp gì được cho lão.
Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Đoạn văn trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao kể lại giây phút trên là:
" Hôm sau lão sang nhà tôi chơi… Lão hu hu khóc…"
- Đoạn văn của Nam cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ miêu tả tâ trạng xót xa, đau đớn của lão Hạc khi bán chó và tiếng khóc của lão.
- Những yếu tố miêu tả và biểu cảm ấy giúp đã khắc hoạ sâu sắc bộ dạng, cử chỉ và nối đau xót xa đến tột cùng của lão Hạc khi phải bán chó.
-----------------HẾT-------------------
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Thuyết minh về cây bút bi nhằm chuẩn bị cho bài học này.
Hơn nữa, Kể lại một việc em đã khiến bố mẹ vui lòng là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.