Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp

Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp

 

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp, Ngắn 1

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phép lập luận được sử dụng trong hai đoạn văn :
- Đoạn (a) : phép phân tích (theo lối diễn dịch) theo trình tự các ý : cái hay ở các điệu xanh → những cử động → ở các vần thơ → ở các chữ không non ép.
- Đoạn (b) : chủ yếu là phép phân tích, kết hợp với tổng hợp. Phân tích các nguyên nhân của sự thành đạt : gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện, tài năng.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên tác hại của nó :
- Học đối phó là học không có đầu cuối, cái gì cũng biết một ít, không có kiến thức cơ bản.
- Học đối phó là học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử và cha mẹ.
- Kiến thức nông cạn, phiến diện, có bằng cấp nhưng thực chất đầu óc rỗng tuếch, chỉ là lừa mình dối người.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Các lí do khiến mọi người phải đọc sách :
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, sách ghi chép, lưu giữ tri thức nhân loại, sách là cột mốc trên con đường phát triển học thuật.
- Đọc sách là rèn luyện nhân cách, học làm người.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo :

Chúng ta cần đọc sách, không chỉ vì sách lưu giữ và truyền lại tri thức nhân loại, những kiến thức từ xa xưa khi khai thiên lập địa mà còn để hình thành nhân cách, để làm người. Người ta đọc sách, nghiền ngẫm, suy tư, từ đó học được tính tự học, tư duy logic hơn. Không chỉ vậy, những cuốn sách văn học còn dẫn óc tưởng tượng ta bay đến bao miền đất lạ... Như vậy, đọc sách vừa cho ta tiếp thu nguồn kiến thức vô hạn của người xưa, vừa rèn cho ta những thói quen tư duy, tự học, rèn luyện nhân cách và học làm người.

 

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp, Ngắn 2

Câu 1:

a. Câu đầu đưa ra nhận định chung về quan hệ giữa nội dung và hình thức thơ, giữa các phần của bài thơ. (thao tác tổng hợp)
- Tiếp theo, phân tích cụ thể cái hay của bài Thu điếu (thao tác phân tích)

b. Trình tự ngược với đoạn (a). Đầu tiên, tác giả đưa ra và phê phán các ý kiến ấy chỉ đúng một phần về nguyên nhân của sự thành đạt. (thao tác phân tích)
Sau khi "loại trừ" tất cả các quan điểm phiến diện, tác giả kết luận (thao tác tổng hợp): "Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người".

Câu 2: Học qua loa, đối phó, không học thật sự sẽ gây ra nhiều tác hại.
- Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
- Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.
- Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
- Học đối phó dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng.

Câu 3: Lí do bắt buộc mọi người chọn sách để đọc:
- Sách vở nhiều, sức đọc, thời gian đọc của người ta chì có hạn do đó phải chọn lọc sách mà đọc.
- Chất lượng sách vở khác nhau, đa dạng, phong phú, vì vậy phải chọn sách hay và cần thiết để đọc. Không lãng phí sức đọc vào những quyển sách không thật sự cần thiết.
- Đọc sách phải đọc kĩ và hiểu sâu, do đó phải chọn lọc sách để đọc.
- Bên cạnh đọc sâu cũng cần đọc rộng, do đó phải chủ động lựa chọn những sách đọc cần thiết.

Câu 4:

Gợi ý: Bài văn Bàn về đọc sách gồm những luận điểm chính nào? (Tầm quan trọng của việc đọc sách; Phải chọn sách mà đọc; Phải biết kết hợp giữa đọc sách chuyên môn và sách thường thức...). Đoạn văn phải thâu tóm được những luận điểm chính đã phân tích để rút ra nhận định chung về việc đọc sách.

 

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp, Ngắn 3

Câu 1:

a.
- Tác giả đã vận dụng phép lập luận tổng hợp. 
- Ban đầu, tác giả đưa ra nhận định chung về quan hệ giữa nội dung và hình thức thơ. Sau đó, phân tích chi tiết những đặc sắc trong bài thơ “Thu điếu”
b.
- Tác giả đã vận dụng thao tác lập luận phân tích kết hơp tổng hợp
- Ban đầu, tác giả đưa ra quan điểm cá nhân và chỉ tán đồng một phần ý kiến đưa ra. Sau đó, loại trừ những quan điểm trái ngược rồi rút ra nhận xét: mấu chốt của thành đạt là bản thân chủ quan mỗi người”
 
Câu 2: Cần nêu được những ý chính sau:
- Học qua loa, đối phó là học như thế nào? (là học những không thực sự xem việc học là mục đích quan trọng, là học một cách bị động của thể do nguyện vọng của gia đình chứ không phải do thực sự muốn học….)
- Vậy, hậu quả của học đối phó là gì? ( tốn thời gian nhưng không có bất kỳ một hiệu qủa hữu ích nào; làm cho bản thân càng chán ghét việc học; làm mất niềm tin từ gia đình và bạn bè ….) 
 
Câu 3: Những lý do khiến chúng ta cần đọc sách 
- Chúng ta chỉ có quỹ thời gian và thời điểm học nhất định nên cần chọn sách phù hợp 
- Sách có nhiều loại, cần chọn sách phù hợp với lứa tuổi, tri thức để đọc cho hiệu quả
- Đọc sách phải đọc kỹ, tinh lọc những tri thức cho bản thân để có được vốn kiến thức thích hợp
- Ngoài đọc sâu, ta cũng cần đọc rộng để mở mang thêm vốn kiến thức
 
Câu 4:
Cần đảm bảo những ý sau:
- Tầm quan trọng của đọc sách
- Phải chọn sách mà đọc 
- Phải kết hợp giữa đọc sách chuyên môn và thường thức 
⟶ Từ đó rút ra cách học cho bản thân. 

----------------------HẾT------------------------

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 9 của mình.

Trong chương trình học Ngữ Văn 9 phần Soạn bài Làng là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

 

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp trang 11 SGK Ngữ văn 9, tập 2 để các em củng cố lại các kiến thức lý thuyết về hai phép lập luận qua các bài tập: Chỉ ra phép lập luận được sử dụng trong hai đoạn văn đã cho trong sách giáo khoa, phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên tác hại của nó, phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách, viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài Bàn về đọc sách.
Soạn bài Các thao tác nghị luận, soạn văn lớp 10
Giải Toán lớp 4 trang 136 luyện tập
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích
Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh
Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp, Ngữ văn lớp 9
Soạn bài Tập làm văn: Luyện tập miêu tả cây cối trang 83 SGK Tiếng Việt 4

ĐỌC NHIỀU