- Mục đích nói là gì?
- Người nghe có thể là ai?
- Với mục đích và người nghe đó, nội dung và cách nói sẽ như thế nào?
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
- Hãy chọn một truyện ngụ ngôn của Việt Nam hoặc của các dân tộc khác trên thế giới mà mình cho là đáng nhớ nhất để kể.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý: Để tìm ý cho bài kể chuyện, em có thể trả lời một số câu hỏi sau:
- Chỉ ra nhân vật, sự kiện chính và diễn biến của các sự kiện.
- Bài học cuộc sống được rút ra từ câu chuyện là gì?
- Chỉ ra tính chất hài hước, phê phán trong truyện (toát ra từ tình huống truyện, nhân vật, hành động, lời của nhân vật hoặc lời của người kể chuyện).
- Vận dụng yếu tố hài hước trong khi kể chuyện như thế nào để mang lại sự thú vị cho người nghe?
- Truyện nên được kể theo trình tự như thế nào? Khi kể chuyện, có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ hay không? Giọng điệu và sự biểu cảm thế nào thì tự nhiên và sinh động?
* Lập dàn ý: dàn ý có thể phác thảo dựa theo một số ý chính như sau:
- Mở đầu: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và có thể nêu câu hỏi để người nghe dự đoán về bài học sau khi nghe kể.
- Thân bài: Kể theo diễn biến câu chuyện; có sự thay đổi giọng điệu phù hợp, lồng ghép giọng hài hước tùy thời điểm; có thể xen vào lời kể những từ ngữ, câu văn miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của các nhân vật,...
- Kết thúc: nêu nhận xét và đánh giá chung của bản thân về câu chuyện.
Bước 3: Trình bày
Khi thực hiện bài kể chuyện, cần lưu ý những điều sau:
- Tìm cách mở đầu và kết thúc bài kể một cách hấp dẫn.
- Lựa chọn, sử dụng từ ngữ phù hợp với văn nói.
- Nói to, rõ ràng, tự nhiên, giọng điệu hào hứng.
- Phân bố thời gian trình bày bài nói hợp lý.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá:
- Trong vai trò là người nói: tập trung ghi nhận những câu hỏi, nhận xét của người nghe và cần có những phản hồi thỏa đáng, thể hiện sự tôn trọng ý kiến của người nghe.
- Trong vai trò là người nghe: có thể nêu một số nhận xét hoặc câu hỏi gợi nhắc để người nói bổ sung thêm những chi tiết còn thiếu hoặc chưa rõ ràng.
Xin chào cô (thầy) và các bạn. Em tên là...
Hôm nay, em sẽ kể lại cho cô cùng các bạn nghe một truyện ngụ ngôn mà em ấn tượng. Câu chuyện mang tên "Hai người bạn đồng hành và con gấu".
Mở đầu của chuyện là hình ảnh hai người bạn đang rảo bước đi trong rừng sâu. Đang cùng nhau đi trên con đường tỏa mát bởi bóng cây như vậy, hai người bất ngờ gặp phải một con gấu. Trước tình huống nguy hiểm như vậy, người bạn đi trước đã nhanh chân trèo lên một cành cây và ẩn mình trong đám lá xanh tươi tốt. Người bạn còn lại đứng bối rối mà không thể trông cậy ai khác, đành nằm bẹp xuống đất, mặt thì vùi trong cát. Con gấu ngày càng đi đến gần, và khi nó thấy người bạn kia nằm ra đất, nó tiến đến ngửi mãi, ngửi mãi. Tưởng người kia đã chết nên nó hú lên, rồi lắc đầu lững thững mà bỏ đi. Sau khi con gấu đi xa, người bạn từ trên cành cây mới trèo xuống mà thắc mắc rằng "Ông Gấu thì thầm với cậu điều gì đó?". Trước câu hỏi của người bạn, người nằm vùi mình trong đất đã thông minh mà trả lời rằng "Ông ấy bảo tớ rằng không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè".
Câu chuyện đến đây là kết thúc rồi. Thông qua câu chuyện này, em rút ra được một bài học sâu sắc về tình bạn chân thành. Một người bạn tốt là người luôn đồng hành cùng ta dù chặng đường phía trước có thể hạnh phúc hoặc khó khăn.
Em xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện "Hai người bạn đồng hành và con gấu".
Để kể lại một truyện ngụ ngôn nào đó, em cần nắm chắc nội dung câu chuyện. Cuối cùng, em phải rút ra bài học sâu sắc được gửi gắm. Em có thể luyện tập thêm bằng cách kể lại các truyện kể khác cho bạn bè, người thân nghe nhé.
Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập bài 2, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo