Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

SOẠN BÀI VĂN BẢN : ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG, ngắn 1

(Trang 100 – SGK)

I. Đọc hiểu văn bản 

Câu 1:
Ếch luôn nghĩ mình oai như một vị chúa tể và trời chỉ bé bằng cái vung vì ếch sống lâu ngày trong một  giếng nọ. Ếch chỉ cần ồm ộp một tiếng là vang động cả giếng khiến mọi vật hoảng sợ 

Câu 2:
Do tính huênh hoang của mình, luôn coi mình là vị chúa tể nên ếch vị trâu dẫm bẹp 

Câu 3:
-Truyện nên lên bài học về sự hiểu biết và khiêm tốn trong cuộc sống, tránh huênh hoang, tự đắc để bị coi thường, dẫm bẹp
- Ý nghĩa của văn bản là nhắc nhở chúng ta về lòng khiêm tốn, sống chan hoà với mọi người và biết mình là ai để không tự phụ, biết lắng nghe và biết hoà nhập trong cuộc sống mới 

II.Luyện tập 

Câu 1:
- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể
- Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên bầu trời , chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp 

Câu 2: 

Hiện tượng cuộc sống:
- Học sinh giỏi cấp quốc gia nhưng khi tham gia đấu trường quốc tế lại không mang về huy chương
- Biết khiêm tốn, ham học hỏi khi là sinh viên, học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường 
 

SOẠN BÀI VĂN BẢN : ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG, ngắn 2

(Trang 100 – SGK)

I. Đọc truyện và nghiên cứu chú thích

a) Đọc truyện : Đọc nhiều lần, chú ý lời kể theo ngôi thứ ba, nhấn mạnh các từ ngữ : có một con ếch, một năm nọ..., chú ý đến hành động được thể hiện bằng các cụm tính từ và cụm động từ.
Thí dụ :
- Có một con ếch, chỉ có vài con nhái, cất tiếng kêu oang động cả giếng... (cụm động từ).
- Chỉ bé bằng chiếc vùng, vật kia rất hoảng sợ, oai như chúa tể... (cụm tính từ).
– Tập không nhìn sách, kể lại câu chuyện bằng cách dựa vào một số câu nguyên văn hoặc sáng tạo theo ngôn ngữ riêng, có thể thêm vào các cặp đối thoại.
Thí dụ : Các con vật nhỏ nói với ếch:. - Sao anh kêu to tiếng thế, chúng em không ngủ được. Ếch nghểnh mõm :
- Các em không biết ta là chúa tể ở đây à ! Nhìn kìa, trên đầu tạ thế giới chỉ là một cái vung.
Một năm nọ...

b) Nghiên cứu chú thích : hiểu thêm các cặp từ : ôm ộp khác ồm ồm thế nào ; hoảng sợ khác hoảng hồn, hoảng hốt thế nào ; dềnh khác tràn, khác dâng lên thế nào ; nghênh ngang khác ngông nghênh, nhâng nháo thế nào.
Đối với khái niệm ngụ ngôn, cần tìm hiểu sơ qua vì còn sẽ trở lại sau khi học xong các văn bản ngụ ngôn. II. Đọc - hiểu bài văn :(Trang 101 SGK)

1. Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì như một chúa tể ?.
Vì bầu trời được thấy qua miệng giếng, ếch có cảm tưởng như một cái vung đậy lên một cái nồi tròn. Ở dưới giếng thì chỉ có ếch là to hơn cả, là có tiếng kêu làm các vật bé nhỏ hoảng sợ. Vì vậy, nó tự thấy mình là

2. Ếch bị trâu giẫm bẹp do đi nghiêng ngang khắp nơi, nhàng nháo nhìn lên bầu trời, cứ tưởng trên mặt đất chỉ có mình nó.
3. Ý nghĩa và bài học của câu chuyện : Tìm ý nghĩa của câu chuyện phải xuất phát từ các nhân vật và hành động của nhân vật, chú ý các chi tiết đối lập sau đây :
- Ở dưới giếng, bên nó là các vật bé nhỏ hơn nó, còn trên nó chỉ có một cái cung mà thôi – nó tự cho là chúa tể (không gian ban đầu)..
- Ở mặt đất, bên nó là nhiều con vật, có con to lớn hơn nó nhiều lần, nhưng nó cứ tưởng là không có, còn trên nó là cả một bầu trời nhưng nó cứ tưởng đó là cái vung – nó cứ nghênh ngang đi lại nhang nháo nhìn khắp nơi như thói cũ + kết quả là nó bị giẫm bẹp.
- Ý nghĩa của câu chuyện ngợi ý) có thể là :
a/ Phê phán kể hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, tự kiêu, coi thường mọi người. .
b/ Trong cuộc sống, phải biết tự đánh giá mình đúng mức.
c/ Kẻ kiêu ngạo, tự phụ một cách mù quáng sẽ bị tai họa lớn (có khi bất ngd).
d/ Dẫu là hiểu biết rộng, kiến thức cao vẫn không nên tự mãn.
e/ Con người cần phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.
(Liên hệ với các sự việc tương tự trong đời sống học đường).

III.Luyện tập: (trang 101 SGK)
1.
Hai câu văn quan trọng làm toát lên chủ đề của truyện là : "Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. (1)
“Nó nhưng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp”. (2)
Tại sao hai câu đó là quan trọng nhất ? Câu 1 nêu lên thái độ chủ quan của ếch, câu 2 nêu lên sự trừng phạt của cuộc sống đối với thái độ chủ quan, tự kiêu đó.
Các câu còn lại chỉ có tính chất giới thiệu nhân vật (các câu đầu) và chuyển tiếp sự kiện (câu giữa).

2. Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.
a. Học chưa giỏi mà đã tự kiêu nên khi gặp bài làm khó thì làm sai, bị điểm xấu.
b. Một người cả đời không ra khỏi làng mà đi đến đâu cũng huênh. hoang về sự hiểu biết có khi chưa chính xác về đất nước, về thế giới.
c. Khi có một vấn đề đặt ra để giải quyết mà sự hiểu biết của mình còn. hạn hẹp thì cần dè dặt trong phát biểu.
d. Trước một đối tượng người nghe là những người giỏi mà mình dám “khoe mẽ”, nói lời trịch thượng (coi trời bằng vung).
e. Có những người chỉ bo bo các quan niệm sống cũ của mình, không biết quan niệm sống ấy đã lạc hậu, cũng được coi là “ếch ngồi đáy giếng. (câu khó).

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6

- Soạn bài Danh từ, phần tiếp theo
- Soạn bài Luyện nói kể chuyện, Bài 10


 


Nội dung soạn bài Ếch ngồi đáy giếng bao gồm những hướng dẫn chi tiết giúp các em trả lời 3 câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa, qua đó hiểu được bài học về thái độ sống được gửi gắm qua câu chuyện về chú ếch huênh hoang, kiêu ngạo.
Bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng
Kể lại câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết em đã rút ra bài học gì từ câu chuyện ấy
Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến ngắn gọn
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Ếch ngồi đáy giếng
Nêu suy nghĩ của em về chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
Phân tích hình tượng con ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng

ĐỌC NHIỀU