* Gợi ý trả lời câu hỏi:
Khi đợi chờ một ai đó hay một điều gì đó, em thường có rất nhiều cảm xúc. Ví dụ như khi đợi mẹ đi họp phụ huynh về thì sẽ vừa hồi hộp, vừa lo lắng. Còn nếu chờ đến ngày đi chơi, đi du lịch thì lại háo hức, nôn nóng.
* Gợi ý trả lời các câu hỏi:
1. Tưởng tượng - Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?
Khi đọc đoạn thơ này, em có thể hình dung ra được khung cảnh cánh đồng lúa buổi đêm và một căn nhà tranh trống trải, vắng bóng người. Trên cánh đồng vẫn còn bóng người mẹ tảo tần, và trong căn nhà có đứa con nhỏ đang ngồi đợi.
2. Suy luận - Mẹ đã bế ai vào nhà? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy?
Mẹ đã bế em bé vào nhà bởi trước đó em bé ngồi ngoài hè đợi mẹ. Có thể do đợi lâu quá nên em đã ngủ thiếp đi.
* Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 99 SGK Ngữ văn 7 - tập 2:
- Cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ:
+ Gieo vần linh hoạt: chủ yếu là vần cách ("ao" - "vào", "nhà" - "xa",...)
+ Ngắt nhịp độc đáo, linh hoạt giữa các câu.
- Cách gieo vần và ngắt nhịp như vậy khiến bài thơ trở nên đặc biệt, giúp bày tỏ sự chờ mong của em bé với mẹ.
Câu 2 trang 99 SGK Ngữ văn 7 - tập 2:
- Các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé:
+ Từ ngữ: "ngồi nhìn", "lẫn", "trống trải", "chờ", "khuya", "bế".
+ Hình ảnh "Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ", "Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ",...
+ Biện pháp tu từ nhân hóa "nỗi đợi vẫn nằm mơ".
- Tác dụng: Miêu tả nỗi nhớ một cách sinh động hơn, thể hiện sự cô đơn, man mác buồn của em bé, đồng thời khơi gợi lòng đồng cảm của người đọc.
Câu 3 trang 99 SGK Ngữ văn 7 - tập 2:
"Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ" là một hình ảnh rất đẹp và cảm động. Em bé trong lúc đợi mẹ về đã ngủ thiếp đi, sau đó được mẹ bế vào nhà. Ngay cả trong mơ, em vẫn ngóng trông mẹ. Qua đó, ta càng thấy được rõ hơn tình yêu thương, gắn bó, đùm bọc giữa hai mẹ con. Đồng thời, hình ảnh này cũng giúp người đọc thấy xót xa, thương cảm hơn cho sự vất vả, tảo tần của người mẹ cùng sự hiểu chuyện của đứa con nhỏ.
Câu 4 trang 99 SGK Ngữ văn 7 - tập 2:
- Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình yêu và nỗi nhớ dành cho người mẹ của đứa con. Đó còn là cảm xúc thương mến và biết ơn với những vất vả, hi sinh của mẹ.
- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ, cảm xúc ấy:
+ "ngồi nhìn ra ruộng lúa".
+ "chưa nhìn thấy mẹ".
+ "mẹ lẫn trên cánh đồng".
+ "trống trải".
+ "chờ tiếng bàn chân mẹ".
+ "bàn chân mẹ lội bùn ì oạp".
Câu 5 trang 99 SGK Ngữ văn 7 - tập 2:
Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp về tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Người mẹ phải vất vả, cặm cụi làm việc đến tận khuya để có thể chăm lo cho gia đình. Trong khi đó, đứa con nhỏ rất hiểu chuyện, yêu thương và biết ơn mẹ của mình.
Câu 6 trang 99 SGK Ngữ văn 7 - tập 2:
Tình cảm của hai mẹ con trong tác phẩm đã gợi cho em nhớ đến tình thương giữa các thành viên trong gia đình. Đó là sự hi sinh, bao bọc mà cha mẹ dành cho con cái; là sự che chở, đoàn kết của anh, chị, em trong nhà; là sự hiếu thảo, biết ơn của con cháu với ông bà, mẹ cha... Tất cả đều thể hiện mối quan hệ gắn bó, khó tách rời. Tình cảm thiêng liêng ấy tạo niềm tin và cảm giác an toàn cho mỗi người. Nhà chính là nơi để ta trở về, nơi ta được yêu thương. Chính vì vậy, ta cần biết trân trọng và bảo vệ gia đình.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Để phân tích và hiểu sâu hơn về một tác phẩm thơ, em hãy chú ý đến các hình ảnh, chi tiết cũng như cách gieo vần, ngắt nhịp nhé. Taimienphi.vn còn rất nhiều bài soạn, văn mẫu lớp 7 để em tham khảo như: Soạn bài Ôn tập cuối học kì II ngắn nhất, Ngữ văn 7, Soạn bài Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi và nhiều bài khác trên trang.