Soạn bài Dấu ngoặc kép
I. CÔNG DỤNG
Đoạn | Công dụng của dấu ngoặc kép |
a | Đánh dấu lời dẫn trực tiếp |
b | Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt (từ dải lụa được hiểu theo nghĩa ẩn dụ, chỉ cầu Long Biên) |
c | Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai (chỉ văn minh, khai hóa mà thực dân Pháp chỉ ra là giả tạo) |
d | Đánh dấu tên tác phẩm |
II. LUYỆN TẬP
Câu 1
Đoạn | Công dụng của dấu ngoặc kép |
a | Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (Lão Hạc tưởng như con chó Vàng muốn nói với mình như vậy |
b | Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai: một anh chàng hầu cận ông Lí (kẻ xu nịnh bề trên) mà bị chị Dậu – một người đàn bà con mọn – lẳng một cái ngã nhào |
c | Đánh dấu từ ngữ dược dẫn trực tiếp, dẫn lại lời bà cô |
d | Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý mỉa mai (cách mà thực dân Pháp gọi những người đàn bà bản địa) |
e | Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp từ hai câu thơ, có hàm ý mỉa mai Hồ Tôn Hiến |
Công dụng
a. Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (một câu nói của Găng-đi).
b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ.
c. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai : văn minh, khai hóa thực chất là bóc lột.
d. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn.
Luyện tập
Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
a. Đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp.
b. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai : hầu cận ông lí là kẻ xu nịnh.
c. Từ ngữ được dẫn trực tiếp
d. Từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai.
e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp.
Câu 2(trang 143 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đặt dấu câu phù hợp :
a. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo :
...
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ "tươi" đi.
→ Dấu hai chấm đánh dấu lời đối thoại.
→ Dấu ngoặc kép đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
b. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê : "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu".
→ Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
c. ...bảo hắn : " Đây là cái vườn ... đi một sào" ...
→ Dấu ngoặc kép và dấu hai chấm đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Câu 3 (trang 143 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hai câu ý nghĩa giống nhau nhưng dùng dấu câu khác nhau vì câu (a) có trích lời dẫn trực tiếp, còn câu (b) là lời dẫn gián tiếp.
Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Đoạn văn tham khảo :
" Người ta cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). Khắp nơi, những tài liệu, khấu hiệu chống thuốc lá dần dần lấn át những quảng cáo của các hãng thuốc lá. Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giản hẳn số người hút và người ta thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX : " Một châu Âu không còn thuốc lá"".
- Dấu ngoặc đơn dùng để giải thích, bổ sung thêm hình phạt đối với những người hút thuốc lá ở nơi công cộng ở Bỉ.
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để báo trước phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó. (Triển vọng của châu Âu trong việc cấm hút thuốc lá).
Câu 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích: a. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này vậy?"...
Trả lời:
(a) và (c): đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật.
(b), (d) và (e): đánh dấu những ngữ có hàm ý mỉa mai.
Câu 2: Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích sau và giải thích lí do...
Trả lời:
a. thêm dấu hai chấm sau chữ cười bảo (đánh dấu lời nói trực tiếp) và thêm dấu ngoặc kép cho chữ "tươi".
b. Thêm dấu ngoặc kép cho câu "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu" => (đánh dấu lời nói trực tiếp)
c. Thêm dấu ngoặc kép vào câu "Ðây là cái vườn mà ông... đi một sào.." => (đánh dấu lời nói trực tiếp)
Câu 3: Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?...
Trả lời:
Câu (a) dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì đây là lời dẫn trực tiếp. Còn câu (b) dẫn gián tiếp nên không dùng.
Câu 4: Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép, giải thích công dụng của các loại dấu này trong đoạn văn đó.
Trả lời:
Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.
Giải thích:
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ nghĩ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để báo trước phần giải thích thuyết minh cho phần trước đó.
Câu 5: Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một bài học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập Một và giải thích công dụng của chúng.
Trả lời:
Ví dụ 1:
Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá có câu văn: Năm 2000 là năm đầu tiên...không dùng bao ni lông".
Công dụng: đánh dấu lời dẫn trực tiếp, lời của một khẩu hiệu.
Ví dụ 2:
Bài đọc thêm Chú giống con họ hung (trang 59): Một đơn vị bộ đội trên đường hành quân..."Chú này rất giống con của bố".
Công dụng:
Dấu hai chấm: ở vị trí đầu thì đánh dấu lời đối thoại của ông cụ, ở vị trí sau, đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
------------------HẾT--------------------
Chi tiết nội dung phần Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn để có sự chuẩn bị tốt cho bài Đập đá ở Côn Lôn.