Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

Hướng dẫn giải:

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.

2. Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
Ví dụ: - Để biểu cảm, trong bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Đỗ Phủ đã sử dụng rất thành công phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm (căn nhà tranh của mình bị gió thu phá nát) và gửi gắm cảm xúc (ước mơ cao cả của nhà thơ ở cuối bài). Cũng vậy, để nói lên sự thông cảm sâu sắc và tình thương đối với người cha, Duy Khán đã tập trung tả và kể ngón chân, bàn chân và cá cuộc đời của người cha đi làm ăn vất vả bằng đôi chân ấy. Cả nhà thơ, nhà văn đều dùng yếu tố tự sự và miêu tả nhưng không nhằm mục đích kể sự việc và tả phong cảnh (hoặc con người) mà chính là để khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối làm nên tính biểu cảm của văn bản.

II. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP

A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK
1. Các em tự làm bài này. Chú ý vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả sao cho biểu cảm trong một bài văn xuôi. Kết hợp cả biểu cảm gián tiếp (qua tự sự và miêu tả) với biểu cảm trực tiếp ở phần cuối của bài.

2. Đây là dạng bài tập mô phỏng từ một bài viết của người khác thành bài viết của mình theo cách diễn đạt riêng của từng em. Yêu cầu ở đây là các em phải biết kết hợp tự sự, miêu tả để biểu cảm:
- Tự sự: Chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.
- Miêu tả: Cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa, hình ảnh người mẹ.
- Biểu cảm: Lòng nhớ mẹ khôn xiết.
(Chú ý: Mô phỏng chứ không phải bắt chước, không sao chép văn bản cho sẵn).

B. Bài tập bổ sung
Sưu tầm thêm các đoạn văn xuôi biểu cảm có dùng các yếu tố tự sự, miêu tả để học tập cách suy nghĩ, cách lập ý và cách viết của các tác giả. Chép các đoạn đó vào sổ tay văn học.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 7

- Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
- Soạn bài Thành ngữ


Trong bài học hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, qua việc giải các bài tập trong sách giáo khoa, các em sẽ nhận biết được tầm quan trọng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và biết cách đưa vào bài viết của mình yếu tố tự sự, miêu tả để làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Soạn bài Miêu tả trong văn tự sự
Soạn bài Viết bài làm số 2: Văn tự sự, lớp 10
Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận trang 113 SGK Ngữ văn 8
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm lớp 8

ĐỌC NHIỀU