Phân tích nhân vật Sơn Tinh

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh.

Phân tích nhân vật Sơn Tinh

Bài làm:

Nếu các truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”, “Bánh chưng bánh giầy” giải thích về nguồn gốc của con người và nguồn gốc của phong tục làm bánh chưng, bánh giầy vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán thì truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” lại giải thích các hiện tượng trong thiên nhiên như bão, lũ lụt. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nổi bật trong truyền thuyết này là nhân vật Sơn Tinh – dân gian gọi chàng là thần Núi.

Sơn Tinh là nhân vật chính của tác phẩm. Chàng được giới thiệu là một người ở núi Tản Viên, có nhiều tài lạ: “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”. Đó là sức mạnh siêu nhiên của các vị thần thánh. Con người bình thường không thể có được sức mạnh ấy. Vị thần Sơn Tinh dường như đã làm chủ được thiên nhiên, tạo vật, chỉ cần ra hiệu, dùng sức mạnh của mình cũng có thể làm cho những cồn cát nổi lên và các dãy núi đồi cũng được mọc lên.

Sức mạnh, tài năng, trí tuệ của Sơn Tinh được thể hiện qua cuộc kén rể của vua Hùng. Hùng Vương thứ mười tám muốn “kén cho con một người chồng thật xứng đáng” nên đã đưa ra sính lễ cầu hôn gồm: “một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Đến sáng sớm hôm sau, giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh ai mang đến trước thì người đó sẽ được lấy Mị Nương. Là một người sống trên núi nên Sơn Tinh biết rất rõ những sính lễ đó. Chàng đã chuẩn bị đầy đủ và rước được Mị Nương về làm vợ. Chàng đã lấy được con gái vua Hùng nhờ vào sự tài trí và nhanh nhẹn của mình.

Không chỉ vậy, sức mạnh của Sơn Tinh còn được thể hiện trong cuộc chiến đấu với Thủy Tinh. Thủy Tinh là thần Nước, do không rước được Mị Nương nên hắn nổi giận, “đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương”. Thủy Tinh “hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh”. Nhưng Sơn Tinh không hề bị “nao núng”, lung lay ý chí quyết tâm mà thần đã “dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”. Hai bên chiến đấu ngang tài ngang sức kéo dài “ròng rã mấy tháng trời” và chiến thắng cuối cùng đã thuộc về thần Núi. Thủy Tinh do kiệt sức nên đành phải rút quân. Sơn Tinh không trực tiếp làm hại đến kẻ địch mà chỉ dùng phép dời núi, dựng thành để ngăn chặn lại sự tấn công của Thủy Tinh. Những hành động của Sơn Tinh cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người. Đây quả là một vị thần nhân hậu, biết nghĩ cho cuộc sống của nhân dân lao động. Có thể nói, Sơn Tinh luôn đứng về phía nhân dân để giúp đỡ và bảo vệ họ tránh khỏi thiên tai, lụt lội. Đồng thời, tác giả dân gian cũng gửi gắm bài học về tình đoàn kết, sự yêu thương, gắn bó với nhau của đồng loại qua hình tượng nhân vật này.

Thần Núi không chỉ mang trong mình sức mạnh siêu nhiên mà đó còn là một sức mạnh bền bỉ. Khi Thủy Tinh đã sức cùng lực kiệt thì Sơn Tinh vẫn “vững vàng” chiến đấu đến cùng. Sức mạnh ấy còn tượng trưng cho sức mạnh của con người, của dân tộc Việt Nam chúng ta. Con người luôn mong ước có được cuộc sống ấm no, chế ngự được thiên tai để tập trung vào lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các tác giả dân gian đã gửi gắm niềm mong ước chiến thắng tự nhiên của mình qua hình tượng Sơn Tinh. Đây là một sự sáng tạo của nhân dân ta, là hình ảnh của người anh hùng lao động mang toàn bộ sức lực bản thân để cải tạo, chế ngự thiên nhiên. Dù thiên nhiên có khắc nghiệt đến đâu thì con người vẫn sẽ chống lại sự tàn phá của nó và tìm cách khắc phục, bảo vệ sự sống. Hằng năm, nhân dân ta vẫn đắp đê ngăn lũ, đây là hành động thể hiện ý thức chế ngự thiên nhiên của con người.

Nhân vật được khắc họa bằng những chi tiết thần thánh, yếu tố kì ảo nhằm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Vị thần này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Vì vậy, Sơn Tinh được thờ cúng ở nhiều địa điểm khác nhau trên đất nước. Đây là một trong “tứ bất tử” của nước ta và được nhân dân cung kính gọi với một tên khác là Đức thánh Tản.

--------------------HẾT-----------------------

Khám phá những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cũng như khám phá bài học, thông điệp được gửi gắm qua truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, các em có thể tìm đọc thêm: Kể lại cuộc giao tranh của Sơn Tinh Thủy Tinh bằng trí tưởng tượng của em, Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, Phân tích truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, Trong vai Sơn Tinh hoặc Thuỷ Tinh hãy kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

 


Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh là nhân vật đại diện cho ước mơ chinh phục thiên nhiên của ông cha ta. Bên cạnh bài phân tích truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, các em có thể tham khảo bài Phân tích nhân vật Sơn Tinh để thấy hết được ý nghĩa của câu chuyện cũng như thấy được tình cảm, khát vọng mà ông cha ta gửi gắm qua nhân vật này.
Phân tích truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh
Phân tích hồi IV vở kịch Bắc Sơn để làm nổi bật tính chất bi tráng của nó
Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng
Tóm tắt Sơn Tinh Thuỷ Tinh
Sơ đồ tư duy truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Code Sơn Thủy Phân Tranh mới nhất nhận Set Thời Trang, vũ khí

ĐỌC NHIỀU