Đề bài: Nghị luận xã hội: Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó
Nghị luận Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó
- Trong xã hội có hai phạm trù cùng song song tồn tại và bổ trợ lẫn nhau ấy là cá nhân và tập thể.
- Có một ý kiến rất hay về mối quan hệ giữa hai khái niệm này rằng: "Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó", đó là một ý kiến hay và rất sâu sắc, mỗi chúng ta cần nắm bắt để có thể ngày một phát triển bản thân và xã hội.
2. Thân bài
* Giải thích:
- Động cơ gắn kết các thành viên trong một tập thể, chúng ta có thể hiểu rằng đó là những mục đích chung, công việc chung, đồng thời còn có thể là những niềm tin chung mà các cá nhân đều cùng hướng đến, cùng lao động, học tập và làm việc vì để thực hiện chúng...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Nghị luận xã hội: Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó tại đây
Trong xã hội có hai phạm trù cùng song song tồn tại và bổ trợ lẫn nhau ấy là cá nhân và tập thể, cá nhân mang những thuộc tính và đặc điểm riêng biệt mà người ta thường hay gọi là cái "tôi" cá nhân, còn ngược lại tập thể lại là cái chung, là sự tổng hợp từ nhiều cá nhân, vì một mục đích chung nhất hoặc thống nhất trong cùng một môi trường, chế độ,... Có một ý kiến rất hay về mối quan hệ giữa hai khái niệm này rằng: "Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó", đó là một ý kiến hay và rất sâu sắc, mỗi chúng ta cần nắm bắt để có thể ngày một phát triển bản thân và xã hội.
Nói về động cơ gắn kết các thành viên trong một tập thể, chúng ta có thể hiểu rằng đó là những mục đích chung, công việc chung, đồng thời còn có thể là những niềm tin chung mà các cá nhân đều cùng hướng đến, cùng lao động, học tập và làm việc vì để thực hiện chúng. Nếu so sánh tập thể là một cuốn sách gồm nhiều trang thì phần đinh ghim các trang lại với nhau chính là động cơ gắn kết, bởi nếu không có nó thì sách đã chẳng còn là sách mà chỉ là những trang giấy rời rạc, không ai hiểu nổi nội dung chứa đựng bên trong. Câu nói: "Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó", nhằm hướng chúng ta đến một quan điểm rằng nếu muốn khai thác một cách hiệu quả sức mạnh của tập thể, thì bản thân người đứng đầu cần tìm được động cơ hay là mục tiêu chung nhất, là ước muốn, hi vọng, nhận được sự đồng thuận của cả tập thể. Có như thế tập thể mới thực sự có đầy đủ tiềm lực cũng như sức mạnh đoàn kết, thì dù làm bất cứ công việc nào cũng dễ dàng hơn là một tập thể rời rạc kém tổ chức, kém liên kết.
Vấn đề động cơ gắn kết các thành viên trong một tập thể vô cùng quan trọng, đó là nền tảng cốt lõi để gây dựng nên thành công cũng như đoàn kết của cả một tổ chức lớn, gồm nhiều cá nhân. Ta cũng biết rằng mỗi cá nhân đều có cái "tôi" và nhiều đặc điểm cũng như quan điểm riêng biệt, ai cũng có cái hay, cái dở riêng, động cơ gắn kết các thành viên chính là móc xích kết nối các cá nhân lại với nhau. Việc cộng hưởng các cá nhân bằng những động cơ, những mục tiêu chung sẽ giúp tổng hợp nguồn lực từ mỗi một cá thể, tạo nên một sức mạnh tồng hòa trong tập thể, cùng hướng tới cái đích chung lớn nhất. Từ đó mỗi người sẽ có cơ hội được phát huy những điểm mạnh, đồng thời mọi người tác động qua lại, bù đắp những chỗ còn khiếm khuyết của nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. Đồng thời nhờ có sự gắn kết mà con người có sự giao lưu tiếp xúc, gia tăng tình cảm, tình đoàn kết, mọi người cùng chung sống chan hòa, yêu thương lẫn nhau, đó chính là yếu tố khiến tập thể càng thêm vững mạnh, dễ phát triển hơn. Một ví dụ về vấn đề kể trên, phải kể đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập của Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Động cơ ấy là niềm mong ước được sống trong hòa bình, độc lập tự do của cả dân tộc Việt Nam ta, đó chính là cốt lõi gây dựng lên sức mạnh tổng thể, khiến nhân dân ta cùng đoàn kết, kiên cường hy sinh biết bao mồ hôi xương máu trong suốt hơn 160 tranh đấu. chúng ta cần phải nhận thức sống học tập và làm việc thật nghiêm túc, vững mạnh với động cơ chính đáng, mục đích chính nghĩa.
Từ những phân tích nhận định trên, mỗi chúng ta cần phải nhận thức sống học tập và làm việc thật nghiêm túc, chăm chỉ, luôn hướng đến những mục tiêu chung, có ý tưởng sáng tạo, biết dung hòa ý kiến cá nhân và mục đích chung của cả tập thể để đưa cả bản thân và tập thể cùng đi lên. Chớ sống vị kỷ, xem mình là trung tâm vũ trụ, không quan tâm đến những người xung quanh, coi thường sức mạnh của tập thể, tự tách biệt ra khỏi tập thể. Đó là sự nông nổi và dại dột biết bao, hãy biết rằng chúng ta là một cá thể ngựa vằn, luôn có bầy đàn, đoàn kết bảo vệ lẫn nhau, mọi khó khăn ngoài kia là những loài sư tử, hổ báo vẫn luôn rình rập, chỉ cần tách đàn thì kết cục ra sao bạn cũng biết rồi chứ.
Cá nhân và tập thể luôn có mối quan hệ biện chứng và ràng buộc lẫn nhau, việc mỗi chúng ta ý thức được tầm quan trọng của động cơ gắn kết chính là chìa khóa để hoàn thiện bản thân, đồng thời xây dựng, đóng góp, công sức vào mục tiêu chung. Mỗi một thành công cần một sự cộng hưởng hợp lý, sự ăn ý của cá nhân trong một tập thể, sự tách biệt, xa lánh cộng đồng chỉ khiến chúng ta bị lạc hậu và thụt lùi so với mọi người.
------------------------HẾT--------------------------
Nhằm hỗ trợ các em dễ dàng hơn trong việc hoàn thành các dàn ý trước khi viết bài văn hoàn chỉnh, bên cạnh Nghị luận xã hội: Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó, chúng tôi còn gợi ý đến các em một số bài văn mẫu khác đã được tuyển chọn trong Những bài văn hay lớp 11 như: Nghị luận Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người, Nghị luận xã hội Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương, Nghị luận xã hội về tình cảm giữa cha mẹ và con cái, Nghị luận xã hội Tình thương là hạnh phúc của con người;...