Nghị luận xã hội Lòng khoan dung

Đề bài: Nghị luận xã hội Lòng khoan dung

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

 

I. Dàn ý nghị luận xã hội Lòng khoan dung


1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: "Lòng khoan dung"

2. Thân bài

a. Giải thích và nêu biểu hiện của khoan dung trong cuộc sống con người.
- Lòng khoan dung là gì
- Biểu hiện: Sống vị tha, nhân ái, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác,...

b. Trình bày ý nghĩa của lòng khoan dung
- Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác.
- Trong cuộc sống, ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, nên việc bao dung, tha thứ là điều cần thiết đối với con người...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội Lòng khoan dung tại đây

 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội Lòng khoan dung

Trong cuộc sống, trước những khó khăn thử thách hay cám dỗ, con người dễ dàng phạm phải những sai lầm. Nếu không biết bỏ qua, vị tha thì mối quan hệ giữa người với người sẽ chỉ là những toan tính nhỏ nhen và tràn ngập sự thù hận. Ngược lại, khi biết độ lượng, bao dung, con người sẽ dễ dàng thấu hiểu và sống tốt hơn. Đó cũng chính là sức mạnh của lòng khoan dung.

Lòng khoan dung là một trong những đức tính cao quý và tốt đẹp của con người, thể hiện qua việc biết thấu hiểu, đồng cảm từ đó tha thứ, bỏ qua cho những lỗi lầm của người khác. Đồng thời, biết chấp nhận những điểm yếu, khiếm khuyết và giúp họ khắc phục những sai lầm. Lòng khoan dung luôn đối lập với lối sống của những con người nhỏ nhen, ích kỉ, không biết thấu hiểu và bụng dạ hẹp hòi.

Lòng khoan dung là một trong số những đức tính tốt đẹp, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác. Từ xưa đến nay, đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta, và hiện nay, nó cũng được phát huy qua những hành động cụ thể, thiết thực như sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi họ gây ra những tổn thương, mất mát,... Đó là những người mẹ vĩ đại giàu lòng vị tha trước những sai lầm, đó là những thầy cô giáo truyền đạt kiến thức nhưng đồng thời cũng rèn luyện phẩm chất, năng lực cho học sinh,... Chính sự vị tha, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác sẽ khiến mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Bởi khi mở rộng lòng mình chấp nhận những lời xin lỗi, biết thấu hiểu cho những sai lầm của người khác, con người sẽ xóa nhòa ranh giới của sự thù hận, ghét bỏ, quên đi những mất mát, thiệt thòi của bản thân.

Trong cuộc sống, ai ai cũng sẽ có lúc phạm sai lầm, khoan dung chính cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mở ra một con đường mới để người phạm sai lầm có cơ hội sửa chữa và đứng dậy sau những vấp ngã. Như vậy, lòng khoan dung đã đem đến những giá trị mang đậm tính nhân văn, nhân đạo. Khoan dung là tha thứ nhưng không đồng nghĩa với việc dễ dãi bỏ qua và chấp nhận đối với những hành động cố tình vi phạm và làm tổn hại đến thân thể, tính mạng của người khác một cách tàn nhẫn, nhẫn tâm. Bởi những hành động đó không xứng đáng nhận được lòng bao dung và sự tốt đẹp do vị tha mang lại.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có một số người sống nhưng không biết bao dung. Khi người khác phạm phải sai lầm, họ sẽ tìm cách để bới móc và mặc định đó là những hạn chế của người khác, thậm chí chỉ cần gặp phải một sự tổn thương nhỏ, họ cũng luôn ôm lòng thù hận để trả thù. Đây là biểu hiện của lối sống nhỏ nhen, hẹp hòi và ảnh hưởng tiêu cực đến khoảng cách giữa người với người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần mở rộng lòng mình để thấu hiểu, bỏ qua cho những sai sót, sai lầm của người khác. Đây cũng là hành động giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm, đồng thời khiến cho bản thân có được cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản, tránh xa những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ và sức ép của lòng hận thù.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy rằng lòng khoan dung là phẩm chất cao đẹp cần có của con người. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện sự bao dung, độ lượng khi người khác phạm phải sai lầm.

-------------------------HẾT---------------------------

Lòng khoan dung giúp con người mở rộng tấm lòng để yêu thương nhiều hơn, vị tha nhiều hơn. Cùng với lòng khoan dung, các em có thể tham khảo thêm nhiều chủ đề nghị luận khác như: Nghị luận xã hội về lòng nhân hậu, Nghị luận xã hội về lòng tự trọng, Nghị luận về lòng kiên trì nhẫn nại, Nghị luận xã hội về lòng nhân ái.

Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh được những sai lầm hay những lần vô tình làm tổn thương mình hay người khác. Thay vì trách móc, hận thù thì việc khoan dung, tha thứ chính là giải pháp tốt nhất để hóa giải mọi hiểu lầm, hàn gắn những mối quan hệ. Để hiểu hơn về giá trị của lòng khoan dung, các bạn hãy cùng tham khảo bài nghị luận về lòng khoan dung nhé!
Nghị luận xã hội về lòng nhân hậu
Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm
Dàn ý nghị luận về Lòng khoan dung
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương
Nghị luận xã hội về lòng trung thực
Nghị luận về lòng can đảm, top đoạn văn, bài văn mẫu hay nhất

ĐỌC NHIỀU