Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tự hoàn thiện bản thân
Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tự hoàn thiện bản thân
1. Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: "Ý thức tự hoàn thiện bản thân".
2. Thân bài:
a. Giải thích khái niệm "Ý thức tự hoàn thiện bản thân":
- "Ý thức tự hoàn thiện bản thân" là khi bạn biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là gì, từ đó tiếp tục trau dồi để phát triển điểm mạnh, không ngừng nỗ lực học hỏi để khắc phục điểm yếu.
- Ý thức tự hoàn thiện bản thân sẽ giúp bạn trở nên hoàn hảo, tốt đẹp hơn và trở thành người có tiếng nói trong xã hội.
b. Bàn luận về "Ý thức tự hoàn thiện bản thân":
- Biểu hiện của việc "Ý thức tự hoàn thiện bản thân":
+ Không ngừng nỗ lực học hỏi từ mọi người xung quanh, không nản chí trước những khó khăn hay thất bại.
+ Am hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, không ngại thay đổi để bản thân trở nên hoàn thiện hơn sau khi mắc sai lầm.
- Ý nghĩa của việc "Ý thức tự hoàn thiện bản thân":
+ Giúp con người tiến bộ từng ngày
+ Người có ý thức tự hoàn thiện bản thân sẽ được mọi người tín nhiệm và tin tưởng, từ đó thiết lập được nhiều mối quan hệ có ích.
c. Phê phán:
- Phê phán những người luôn tự cao, tự đại.
- Phê phán những người không có ý chí phấn đấu, ngại học hỏi, ngại sửa sai.
d. Bài học:
- Cần biết khắc phục điểm yếu của bản thân, nỗ lực học tập không ngừng nghỉ và không được ỉ nại vào người khác.
- Cần sống có mục đích, đặt ra lí tưởng sống, mục tiêu công việc hay học tập để hoàn thành.
- Cần biết tiếp thu sự góp ý từ mọi người xung quanh một cách có chọn lọc để hoàn thiện mình.
3. Kết bài:
- Khái quát lại ý nghĩa của việc tự ý thức hoàn thiện bản thân.
"Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp. Nhìn xuống thấp để biết mình chưa cao" là một trong những thông điệp ý nghĩa để giúp bạn tự hoàn thiện bản thân tốt hơn. Ý thức tự hoàn thiện bản thân là khi bạn biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là gì, từ đó tiếp tục trau dồi để phát triển điểm mạnh, không ngừng nỗ lực học hỏi để khắc phục điểm yếu. Ý thức tự hoàn thiện bản thân sẽ giúp bạn đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Người có ý thức tự hoàn thiện bản thân là người không ngừng nỗ lực học hỏi từ mọi người xung quanh, không nản chí trước những khó khăn hay thất bại. Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, nếu chúng ta không có ý thức tự hoàn thiện bản thân thì sẽ bị guồng quay của cuộc sống nhấn chìm bất cứ lúc nào. Khi bạn biết tự hoàn thiện bản thân để trở thành một người có ích cho xã hội thì sẽ nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng của mọi người, từ đó thiết lập được nhiều mối quan hệ có ích hơn. Như chúng ta đã biết, thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí chính là một trong những tấm gương sáng về nghị lực sống phi thường. Thật không may mắn như bao người vì khi sinh ra thầy đã thiếu mất cả 2 cánh tay nhưng thầy đã không ngừng nỗ lực cố gắng, tự hoàn thiện bản thân để trở thành một nhà giáo ưu tú của biết bao thế hệ học sinh. Bên cạnh những tấm gương sáng về việc tự ý thức hoàn thiện bản thân thì vẫn còn rất nhiều người luôn tự cao, tự đại và tự cho rằng bản thân mình là nhất, và không có ý chí phấn đấu. Chính vì vậy, chúng ta - những mầm non mới nhú của đất nước cần biết khắc phục điểm yếu của bản thân, nỗ lực học tập không ngừng nghỉ và cần biết tiếp thu sự góp ý từ mọi người xung quanh một cách có chọn lọc để trở thành một người có ích cho đất nước.
"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" cho nên để có thể đưa non sông Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu thì việc mỗi cá nhân chúng ta phải có ý thức tự hoàn thiện bản thân là một điều rất cần thiết. Tự hoàn thiện bản thân là khi bạn biết nỗ lực, cố gắng từng ngày để đập tan những nhược điểm còn tồn đọng của bản thân. Ý thức tự hoàn thiện bản thân chính là bước đệm vững chắc để bạn tiến tới với cánh cửa của sự thành công. Người có ý thức tự hoàn thiện bản thân là người không ngừng học hỏi, luôn trau dồi kiến thức để giải quyết mọi khó khăn khiến cho không có một cơn gió xấu nào có thể quật ngã được họ. Bởi vậy, những người có ý thức tự hoàn thiện bản thân sẽ luôn được mọi người tín nhiệm và tin tưởng. Nếu bạn là một người yêu âm nhạc thì nhất định không thể không biết đến một nhạc sĩ thiên tài đó chính là Beethoven. Tuy ông không thể nghe được bằng tai nhưng bằng tài năng thiên bẩm cùng sự khổ luyện vất vả nên những sáng tác của ông đều có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nền âm nhạc thế giới. "Nhân vô thập toàn", không có ai là hoàn hảo nhưng việc chúng ta biết tự hoàn thiện bản thân để che lấp đi những thiếu sót không thể thay đổi như Beethoven là một điều rất đáng quý. Thế nhưng bên cạnh những tấm gương sáng về ý thức tự hoàn thiện bản thân thì vẫn có một bộ phận nhỏ những người sống lười nhác, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không biết tự phấn đấu, cố gắng. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần biết nhìn thẳng vào những sai lầm mình mắc phải, từ đó rút ra kinh nghiệm riêng cho bản thân và phải vươn lên để làm ngọn hải đăng của chính cuộc đời mình.
Có thể nói, tự hoàn thiện bản thân luôn đóng vai trò là một trụ cột quan trọng trong quá trình "khổ luyện thành tài" của mỗi chúng ta. Ý thức tự hoàn thiện bản thân là việc bạn tự nhìn nhận ra những ưu điểm, hạn chế của bản thân và luôn cố gắng cải thiện bản thân theo nhiều chiều hướng tích cực. Năng lực tự hoàn thiện bản thân sẽ giúp bạn sẽ trở nên hoàn hảo và chiếm được lòng tin từ mọi người xung quanh. Người có ý thức tự hoàn thiện bản thân là người không ngừng cố gắng và biết bản thân mình thực sự cần gì và đang thiếu sót ở đâu để tiếp tục hoàn thiện. Ý thức tự hoàn thiện bản thân sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm từ mọi người xung quanh một cách nhanh chóng và không ai có thể tìm ra điểm yếu của bạn nếu như muốn hạ gục bạn. Trong cuộc sống của chúng ta, bên cạnh những người có ý thức tự hoàn thiện bản thân thì thật đáng phê phán, lên án những người sống không có mục đích, lí tưởng, không biết sửa sai và không có ý chí phấn đấu. Để rút ngắn con đường tự hoàn thiện bản thân thì trước hết bạn cần phải đặt ra lí tưởng sống cho riêng mình và nỗ lực không ngừng nghỉ để hoàn thiện những mục tiêu lí tưởng đó. Bên cạnh đó, bạn cần phải có thái độ học hỏi nghiêm túc để trau dồi bản thân bởi bạn chính là người ông chủ phải chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình.
---------------HẾT------------------
Bài "Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tự hoàn thiện bản thân" trên đây sẽ chính là kim chỉ nam để các em có cái nhìn đúng hướng về cuộc sống. Ngoài ra, để nắm chắc kiến thức viết đoạn văn nghị luận 200 chữ thì các em có thể tham khảo thêm những bài nghị luận sau: Nghị luận xã hội 200 chữ về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống, Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng xả rác trong trường học, Nghị luận xã hội 200 chữ về thanh niên trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Nghị luận xã hội về lời dạy Giấy rách phải giữ lấy lề.