Nên ăn gì vào Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5? trái cây, cơm rượu

Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương hay người Việt Nam thường gọi là ngày Tết giết sâu bọ được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm và được coi là Tết truyền thống của nước ta. Tết 5/5 mang nhiều ý nghĩa văn hóa và vào ngày này, người ta tin rằng nếu ăn một số món ăn đặc trưng sẽ có khả năng trừ diệt được vi khuẩn, sâu bệnh trong người và có được may mắn cũng như cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong tương lai. Vậy những món ăn Tết Đoan Ngọ chúng ta nên ăn là gì, mời các bạn cùng chúng tôi cùng khám phá ngay sau đây.

Các món ăn truyền thống ngày Tết Đoan Ngọ

 

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 nên ăn những món ăn gì?

1. Các loại quả, trái cây đặc trưng mùa hè

Trong danh sách các món ăn Tết Đoan Ngọ đầu tiên phải kể đến đó chính là các loại quả (trái cây). Mùa hè là mùa có đa dạng các loại trái cây ngon ngọt, chính vì vậy cũng rất dễ hiểu khi hoa quả là lựa chọn hàng đầu của chúng ta để cúng Tết Đoan Ngọ và ăn trong ngày này. Tùy theo đặc trưng vùng miền mà các loại quả sẽ được chọn là khác nhau: Đối với miền Bắc, các loại quả thường được lựa chọn trong ngày 5/5 tiêu biểu nhất là vải, mận, đào; người miền Nam thường chọn dưa hấu, chôm chôm, xoài,... Theo quan niệm dân gian, đây đều là những loại trái cây có khả năng làm mát cơ thể và có khả năng diệt được sâu bọ, bệnh tật trong người. Và để gia đình có được những loại quả tươi ngon, bạn cũng cần phải học bí quyết, cách chọn hoa quả ngày Tết Đoan Ngọ cho đúng đấy nhé!

2. Rượu nếp cái

Rượu nếp cái hay cơm rượu nếp là một món ăn tiêu biểu được chọn trong ngày Tết giết sâu bọ, được làm ra bằng cách đồ (nấu) chín gạo nếp thành xôi, sau đó để nguội rồi ủ với men rượu. Cơm rượu nếp cái là món ăn khá bổ dưỡng cung cấp nhiều vitamin và các loại dưỡng chất cho cơ thể, hơn thế nữa nó còn giúp giải độc cơ thể, làm bệnh tật tiêu tan nên nó là món ăn Tết Đoan Ngọ không thể thiếu trong gia đình người Việt.

3. Thịt vịt

Đối với những người dân miền Trung, thịt vịt là món ăn phổ biến và nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ. Đây cũng là lúc vịt ở thời điểm thịt ngon, ngọt nhất và người ta chế biến vịt thành nhiều món khác nhau, trong số đó có món tiết canh vịt là món ăn khá độc đáo. Thịt vịt chứa rất nhiều lượng vitamin, các chất có lợi cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt hiệu quả trong việc tăng cân, bên cạnh đó nó còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh như suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi đêm, ù tai, chóng mặt, đau lưng, hen suyễn... bởi vậy ăn món thịt vịt vào ngày Tết Đoan Ngọ thì quả là phù hợp phải không?

4. Bánh tro, bánh gio, bánh nẳng, bánh u tro

Bánh tro, bánh gio, bánh nẳng, bánh u tro đều là tên gọi của một loại bánh được chế biến bằng cách ngâm gạo nếp với nước tro (gio bếp), sau đó gói với lá và luộc chín. Nếu như Tết Nguyên Đán có bánh chưng, bánh giày thì đối với một số nơi, bánh tro là loại bánh phổ biến trong mâm cơm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5. Loại bánh này còn có tính hàn (mát), dễ ăn, rất phù hợp với những người già, trẻ nhỏ, những người có bệnh nhiệt nóng, bánh gio còn giúp giảm bớt chất độc trong người, thanh nhiệt và hỗ trợ chữa một số bệnh như huyết áp, sỏi thận,...

5. Bánh trôi nước, bánh chay

Nhắc đến bánh trôi, bánh chay, chúng ta thường nghĩ rằng đó là món ăn vào ngày 3/3 âm lịch, tuy nhiên đối với người miền Nam, đây cũng là món ăn Tết Đoan Ngọ khá phổ biến. Bởi món bánh này được làm từ bột gạo nếp kết hợp với nhân là đậu xanh kèm nước đường hoặc nước cốt dừa, có tác dụng giải nhiệt và có khả năng "giết sâu bọ" rất tốt.

6. Bánh khúc

Đối với người dân tộc Nùng vùng Mường Khương (Lào Cai), bánh khúc là món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Loại bánh này gồm nguyên liệu chính là gạo nếp, rau khúc, đỗ xanh, vừng (mè) đen,... có thể hấp hoặc rán, hoặc chao trong chảo mỡ rất hấp dẫn. Người Nùng tin rằng ăn bánh khúc trong ngày 5/5 sẽ mang lại cho họ một cuộc sống ấm no, một vụ mùa bội thu và diệt trừ được bệnh tật trong người.

7. Chè hạt kê

Kể đến các món ăn Tết Đoan Ngọ, không thể không kể đến món chè hạt kê, đây là món ăn tiêu biểu của người dân xứ Huế. Sở dĩ chè kê được chọn làm vào ngày Tết diệt sâu bọ vì nó là món chè giúp giải nhiệt, cân bằng nhiệt độ cho cơ thể vào những ngày hè nắng nóng. Hạt kê được coi là "món ăn trường thọ" bởi thứ hạt này rất giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho tiêu hóa, góp phần chữa trị các bệnh suy nhược cơ thể, say nắng, cảm nắng, sốt, tim đập nhanh,...

Bài viết trên đây, chúng tôi đã tổng hợp được một số món ăn Tết Đoan Ngọ phổ biến và mang nhiều ý nghĩa về văn hóa cũng như có lợi cho sức khỏe cho con người ở khắp các vùng miền trên cả nước, phù hợp với ý nghĩa của ngày 5/5 cho bạn đọc tham khảo. Hi vọng qua đây bạn có thể chọn lựa được những món ăn, thực phẩm cho gia đình mình thưởng thức trong ngày Tết đặc biệt này.

=>Cúng tết Đoan Ngọ vào thời gian nào?
=>Cách chọn hoa quả ngày tết Đoan Ngọ, 5/5

Bạn đã có bài văn khấn tết Đoan Ngọ chưa, nếu chưa có, bạn tải bài văn khấn tết Đoan Ngọ tại đây để việc cúng bái được chuẩn bị một cách kỹ càng nhất nhé.

Nên ăn gì vào Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5? Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ. Tùy vào từng vùng miền mà quan niệm sẽ khác nhau, có thể là cơm rượu, hoa quả đúng mùa.... Các bạn cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây để chuẩn bị các món phù hợp cho ngày Tết Đoan Ngọ nhé.
Cách chọn hoa quả ngày tết Đoan Ngọ, 5/5, mua loại tươi ngon, có lợi cho sức khỏe
Lời chúc Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 âm lịch hay nhất
Tết Đoan Ngọ là ngày nào trong năm 2020 theo lịch âm, lịch dương?
Mùng 1 đầu tháng nên làm gì, không nên làm gì?
Tết nguyên đán 2018
Valentine 2024 vào mùng mấy Tết? Lễ tình nhân vào Thứ Mấy?

ĐỌC NHIỀU